Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung bài viết nói về nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về vai trò của hiến pháp và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hiến pháp của nước ta. | VAI TRÒ CỦA HIẾN PHÁP VÀ VIỆC TỔNG KẾT THỰC THI HIẾN PHÁP CỦA NƯỚC TA BÙI ANH THỦY* 1. Nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về vai trò của hiến pháp* Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến với chính thể quân chủ chuyên chế, nên không có hiến pháp. Tuy nhiên, vào những năm đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng của tư tưởng Cách mạng dân chủ tư sản Pháp năm 1789, ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi (Trung Hoa) năm 1911 và chính sách duy tân mà Minh Trị Thiên hoàng đã áp dụng tại Nhật Bản, trong giới trí thức Việt Nam đã xuất hiện tư tưởng lập hiến. Đầu năm 1919, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã gửi Tám điểm Yêu sách của nhân dân An Nam cho Hội nghị Verssailles của các nước Đồng minh, trong đó đã thể hiện rõ tư tưởng lập hiến. Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc đã dịch và diễn thành lời ca bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" để tuyên truyền trong đồng bào Việt kiều ở Pháp. Trong Tám điều Yêu sách, đáng lưu ý là điều thứ 7 - yêu cầu lập hiến, lập pháp cho nhân dân Việt Nam: "Bảy xin hiến pháp ban hành Trăm điều phải có thần linh pháp quyền" Cũng trong “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” gửi đến Hội nghị Verssailles năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã đòi “thay đổi chế độ sắc luật bằng chế độ luật ”. Theo đó, yêu cầu thay đổi văn bản pháp luật do cá nhân Toàn quyền Đông Dương ban hành bằng việc cơ quan lập pháp do nhân dân bầu ra ban hành các văn bản pháp luật. TS. Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII), Tp. Hồ Chí Minh. * Năm 1926, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục cho công bố một bản yêu sách nữa mang tiêu đề: "Lời hô hoán cùng Vạn quốc hội". Bản yêu sách này đòi trả quyền tự quyết cho nhân dân Việt Nam, đòi quyền độc lập hoàn toàn và tức khắc ngay cho dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách tuyên bố: "Nếu được độc lập ngay thì Việt Nam sẽ tình nguyện trả (dần từng năm) một phần nợ mà nước Pháp đã vay Mỹ và Anh trong hồi Âu chiến, Việt Nam sẽ ký Hòa ước liên minh với nước Pháp và sẽ xếp đặt một nền hiến pháp theo lý tưởng dân quyền"1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (năm