Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trung Quốc và Ấn Độ là hai nền kinh tế mới nổi có mức tăng trưởng kinh tế cao ở châu Á. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cả hai nước đều sử dụng biện pháp kích cầu để ứng phó với khủng hoảng. | SO SÁNH KÍCH CẦU KINH TẾ CỦA ẤN ĐỘ VỚI TRUNG QUỐC PHẠM THỊ THANH BÌNH* NGUYỄN THỊ MAI PHƯƠNG** Trung Quốc và Ấn Độ là hai nền kinh tế mới nổi có mức tăng trưởng kinh tế cao ở châu Á. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cả hai nước đều sử dụng biện pháp kích cầu để ứng phó với khủng hoảng. Tuy nhiên, mục tiêu của chương trình kích cầu do Chính phủ hai nước triển khai để hỗ trợ nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính thế giới lại khác nhau cơ bản. 1. Thực trạng kích cầu của Trung Quốc và Ấn Độ*** Trung Quốc thực hiện chính sách kích cầu để tăng vai trò của Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế. Phương châm kích cầu kinh tế của Trung Quốc theo “hướng xã hội chủ nghĩa” để nhằm vừa thoát khỏi khủng hoảng, vừa giải quyết các vấn đề xã hội nóng bỏng gây ra trong quá trình phát triển. Gói kích cầu này không trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng cũng không trực tiếp nâng sức cầu nội địa, mà nhằm vào chi tiêu cho các dự án hạ tầng lớn và lợi ích sẽ chuyển vào các doanh nghiệp nhanh hơn. Kích cầu của Trung Quốc là một chương trình tái thiết hệ thống cơ sở hạ tầng khổng lồ. Với Chương trình kích cầu ước tính khoảng 586 tỉ đô la Mỹ (khoảng 15% GDP), Trung Quốc nhằm vào xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông (đặc biệt là xây dựng các tuyến xe lửa rất gây ấn tượng với các nước phương Tây), xây dựng hạ tầng nông thôn, và tái thiết sau động đất. Phần còn lại của gói kích cầu này nhằm mục tiêu cải thiện công nghệ, xây dựng nhà ở, cải thiện hệ thống y tế, năng lượng và môi trường. Trung Quốc lựa chọn đầu tư vào cơ sở hạ tầng làm thế mạnh kích cầu vì nước này chọn PGS.TS. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới ** ThS. Ban Tuyên giáo Trung ương * dựa vào nguồn cầu nội địa để vượt khủng hoảng chứ không chọn dựa vào nguồn cầu nước ngoài quá nhiều để kích thích tăng trưởng trong bối cảnh thị trường xuất khẩu thế giới đang xấu đi. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nguồn cầu nội địa đã góp phần lớn nâng đỡ kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2009, trong đó đầu tư vào .