Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ở phương diện quản lý nhà nước thì tái cấu trúc nền kinh tế là cần đánh giá lại các chính sách kinh tế đã qua để trên cơ sở đó hoạch định những chính sách kinh tế mới, mở đường cho nền kinh tế phát triển bền vững. | ĐỔI MỚI TƯ DUY ĐỂ TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ THÀNH CÔNG PHƯƠNG NGỌC THẠCH* Hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với các mất cân đối kinh tế vĩ mô khá nghiêm trọng. Lạm phát tăng mạnh năm 2011, 18,13%, tăng trưởng kinh tế giảm đạt mức 5,89%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2006 2010 là 42,7% GDP, bội chi ngân sách khá cao, nhập siêu tăng cao, năm 2010 là 12,6 tỷ USD, năm 2011 khoảng 10 tỷ USD (10,5% kim ngạch xuất khẩu), nợ công năm 2010 lên tới 56,7% GDP, năm 2011 khoảng 58,7% GDP.* Trước tình hình đó Hội nghị TƯ 3 khóa XI đã đặt ra nhiệm vụ phải tái cấu trúc nền kinh tế. Yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam đang đặt ra bức thiết trong bối cảnh nước ta bước vào giai đoạn phát triển 2011-2020, nhằm tạo những nền tảng thể chế và chính sách phù hợp cho giai đoạn phát triển sắp tới; phát triển nhanh và bền vững; phát huy tối đa nhân tố con người; phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất dựa trên trình độ khoa học và công nghệ cao; đồng thời, hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Yêu cầu phát triển đất nước đặt ra cho tái cấu trúc nền kinh tế nhiệm vụ khá nặng nề. Việc xác định ưu tiên và thứ tự thực hiện cũng như ngay cả xác định động lực của việc tái cấu trúc nền kinh tế là công việc rất phức tạp. Tái cấu trúc nền kinh tế là một công việc rộng lớn và hết sức khó khăn, đòi hỏi phải tái cấu trúc toàn bộ các lĩnh vực. Ở phương diện quản lý nhà nước thì tái cấu trúc nền kinh tế là cần đánh giá lại các chính sách kinh tế đã qua để trên cơ sở đó hoạch * PGS.TS. Hội Khoa học kinh tế TP. Hồ Chí Minh định những chính sách kinh tế mới, mở đường cho nền kinh tế phát triển bền vững. Theo các chuyên gia, những thành tựu và tồn tại của chủ trương chính sách, cơ chế và thực thi chính sách trong phát triển kinh tế xã hội có liên quan đến hàng ngũ cán bộ công chức. Thực tế cho thấy trình độ yếu kém của cán bộ công chức, nhất là cấp cao, cùng .