Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Sáng kiến kinh nghiệm "Một số giải pháp trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Than Uyên" đưa ra các giải pháp, biện pháp trong công tác quản lý chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò Trường THPT Than Uyên. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trong giai đoạn hiện nay hòa chung với xu thế phát triển của thế giới, nhu cầu hội nhập và phát triển là một nhu cầu tất yếu. Mỗi một con người luôn phải xác định cho mình mục tiêu học tập suốt đời. Đối với bất cứ trường THPT nào thì chất lượng dạy - học luôn là thước đo quan trọng về uy tín, thương hiệu của nhà trường đó. Vì vậy nhiệm vụ của người quản lý nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng là tìm ra những giải pháp tốt nhất cho vấn đề nâng cao chất lượng dạy - học. Một trong những giải pháp đó là tăng cường công tác quản lý chuyên môn. Đội ngũ thực hiện công tác chuyên môn này không ai khác chính là đội ngũ giáo viên, họ là lực lượng chủ yếu và quan trọng nhất trong tập thể sư phạm. Để đạt được mục tiêu giáo dục phổ thông phải coi trọng công tác xây dựng đội ngũ giáo viên "Vừa hồng, vừa chuyên", đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, mạnh về chất lượng, có như vậy mới góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và đáp ứng được mục tiêu giáo dục mà Đảng ta đã đề ra trong giai đoạn hiện nay nhằm thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Trường THPT Than Uyên trải qua 39 năm xây dựng và trưởng thành, đã có nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhưng vì luôn có nhiều biến động trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nên chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, giáo viên trẻ đông, chiếm 60.7%. Trong những năm gần đây bên cạnh những giáo viên có năng lực chuyên môn và có trách nhiệm vẫn còn một bộ phận giáo viên có năng lực chuyên môn nhưng lại chưa thực sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm chưa cao, đặc biệt là rất hạn chế trong công tác đổi mới phương pháp dạy học, cũng như yếu về kỹ năng thực hành thí nghiệm và thiếu kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh. Công tác quản lý chưa có bước đổi mới, còn dập khuôn máy móc. Do đó hiệu quả chất lượng giáo dục chưa cao, chưa tương xứng với bề dày truyền thống của nhà trường. Là một cán bộ quản lý nhà trường, tôi thiết .