Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày một số kết quả nghiên cứu về lao động nữ Việt Nam ở nước ngoài từ góc độ giới, trong đó có nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới tại xã Đông Tân, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình vào năm 2010. Một số khía cạnh tích cực của xu hướng phụ nữ lao động ở nước ngoài là: đóng góp vào sự phát triển kinh tế, không chỉ cho gia đình mà còn cho cộng đồng và đất nước; làm thay đổi sự phân công lao động theo giới truyền thống trong gia đình theo hướng tiến bộ hơn; góp phần thay đổi nhận thức của người chồng và cộng đồng dân cư về vị thế của phụ nữ. | Phụ nữ nông thôn đi lao động ở nước ngoài. PHỤ NỮ NÔNG THÔN ĐI LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI PHÂN TÍCH TỪ GÓC ĐỘ GIỚI NGUYỄN HỮU MINH* NGUYỄN THỊ THANH TÂM** Tóm tắt: Bài viết trình bày một số kết quả nghiên cứu về lao động nữ Việt Nam ở nước ngoài từ góc độ giới, trong đó có nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới tại xã Đông Tân, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình vào năm 2010. Một số khía cạnh tích cực của xu hướng phụ nữ lao động ở nước ngoài là: đóng góp vào sự phát triển kinh tế, không chỉ cho gia đình mà còn cho cộng đồng và đất nước; làm thay đổi sự phân công lao động theo giới truyền thống trong gia đình theo hướng tiến bộ hơn; góp phần thay đổi nhận thức của người chồng và cộng đồng dân cư về vị thế của phụ nữ. Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu lên một số hệ quả tiêu cực liên quan tới việc phụ nữ lao động ở nước ngoài, đó là: nguy cơ bị lừa đảo cao do thiếu thông tin; phí tuyển dụng lao động quá cao khiến cho một số gia đình phải lâm vào tình trạng vay nợ, nguy cơ rủi ro cao; lao động nữ Việt Nam dễ bị thương tổn do yếu năng lực đối phó và hòa nhập. Đối với gia đình ở Việt Nam, người chồng gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc, giáo dục con cái và quản lý gia đình; sự đứt đoạn trong tình cảm gia đình tạo ra nguy cơ “không bền vững”. Trên cơ sở phân tích các yếu tố có liên quan, bài viết đã đưa ra một số khuyến nghị cho các cơ quan hữu quan nhằm giảm thiểu tối đa các hệ quả tiêu cực. Từ khóa: Phụ nữ nông thôn, xuất khẩo lao động, giới. Mở đầu Với chủ trương mở rộng sự hợp tác lao động theo hướng đa phương, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã đưa ra chính sách Đổi mới là "mở rộng việc đưa người lao động ra nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp, coi đó là một bộ phận hữu cơ của chương trình lao động nói chung”. Đến Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991, vấn đề lao động ở ngoài nước, hay còn gọi là lao động xuất khẩu (LĐXK), đã được đưa vào "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”. Năm 1998, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá