Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định giá trị của các phương pháp quan sát trực tiếp (QSTT), Kato-Katz (KK), Sasa (SS) trong chẩn ñoán nhiễm giun móc, giun lươn ở học sinh cấp 1 & 2 huyện Củ Chi, Tp. HCM. Nghiên cứu tiến hành trên 2.778 trẻ học cấp 1 & 2 huyện Củ Chi, TP. HCM | GIÁ TRỊ CỦA CÁC KỸ THUẬT QUAN SÁT TRỰC TIẾP, KATO – KATZ VÀ SASA TRONG CHẨN ĐOÁN NHIỄM GIUN MÓC, GIUN LƯƠN Nhữ Thị Hoa*, Nguyễn Kiều Trinh*, Nguyễn Thế Hùng*, Hồ Thanh Phong* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu : xác ñịnh giá trị của các phương pháp quan sát trực tiếp (QSTT), Kato-Katz (KK), Sasa (SS) trong chẩn ñoán nhiễm giun móc, giun lươn ở học sinh cấp 1 & 2 huyện Củ Chi, Tp. HCM. Phương pháp : nghiên cứu ñược tiến hành theo thiết kế mô tả cắt ngang trên 2.778 trẻ học cấp 1 & 2 huyện Củ Chi, TP. HCM ñược chọn từ phương pháp mẫu cụm một bậc (cụm = xã). Mỗi mẫu phân ñược xét nghiệm bằng quan sát trực tiếp, Kato-Katz, cấy phân Sasa và so sánh với tiêu chuẩn vàng là tập hợp hội các kết quả dương tính của ba kỹ thuật ñối với giun móc, của hai kỹ thuật quan sát trực tiếp và Sasa ñối với giun lươn. Độ nhạy (Sp), giá trị tiên ñoán âm (PV–), trung bình thời gian tiêu biến trứng, tỉ lệ nhiễm, trung bình cường ñộ nhiễm ñược phân tích bằng Stata 8.0 ở ở mức tin cậy 95%, OR[KTC 95%]. Kết quả : tỉ lệ nhiễm và trung bình nhân số trứng trong 1 gram phân là 33,87% và 3,89 [3,5 – 4,3] với mức ñộ nhiễm trung bình-nặng là 4,52%. Nhìn chung, trong chẩn ñoán giun móc, QSTT, KK và SS có ñộ nhạy lần lượt là 40,4%, 68,9%, 56,4% và giá trị tiên ñoán dương là 76,6%, 86,2%, 81,8%. Trong cộng ñồng nhiễm nhẹ, KK nhạy gấp 2,38 và 1,40 lần QSTT và SS; do ñó khi phối hợp, cặp KK-SS và KK-QSTT cho kết quả cao hơn SS-QSTT 1,57 và 2,17 lần. Ở nhóm nhiễm nặng, QSTT và SS phát hiện giun móc mạnh gấp KK 3,08 lần và 5 lần; cặp SS-QSTT hiệu quả hơn 5,91 và 4,26 lần so với cặp KK-QSTT và KK-SS. Thời gian thích hợp ñể ñọc tiêu bản KK sau khi chuẩn bị hoàn tất là 30 – 45 phút, nếu vượt quá, trứng có thể tiêu biến theo dạng tiêu phôi (75,53%) hoặc teo nhỏ (27,47%). Đối với giun lươn, cấy phân SS nhạy hơn QSTT 9,6 [3,84 – 30,9] lần (21,3% so với 91,8%). Kết luận và kiến nghị : mẫu khảo sát thuộc cộng ñồng nhiễm giun móc nhóm III và nhiễm giun lươn nhẹ. Phối hợp QSTT mẫu phân cố ñịnh với kỹ thuật KK là lựa chọn ưu