Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Câu đối trong văn học Việt Nam giúp các bạn hiểu và nắm vững nội dung kiến thức về các thể và luật của vế câu đối, các loại câu đối. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu của mình. Để nắm vững nội dung mời các bạn tham khảo tài liệu. | Câu Đối Trong Văn Học Việt Nam Trần Bích San, TS. Trần Gia Thái Dân tộc Việt Nam từ thượng cổ đã tổ chức thành xã hội và sinh sống ở vùng đất Bắc Kỳ và miền cực bắc Trung Kỳ ngày nay. Trong lúc nước ta còn ở trình độ bán khai thì bị Trung Hoa đô hộ hơn một nghìn năm (từ 207 TTL đến 939 STL). Với chủ trương đồng hoá của người Tàu tất nhiên chúng ta không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng sâu xa về chính trị, xã hội, tôn giáo, luân lý, phong tục, và nhất là phương diện văn học. Sau khi Ngô Quyền đánh tan quân nhà Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lấy lại được nền độc lập vào năm 939, nước ta vẫn bị lệ thuộc Trung Hoa về phương diện tư tưởng và văn hóa. Chữ Tàu (còn gọi là chữ Hán hay chữ Nho) được dùng làm văn tự của quốc gia trong việc học hành, thi cử, luật lệ, giấy tờ. Kinh, Truyện (Tứ Thư, Ngũ Kinh), sử sách (Bắc Sử, Cổ Văn) của Tàu được dùng làm sách giáo khoa. Sĩ phu theo đạo Nho, học chữ Hán, thi cử, viết văn bằng chữ Nho, trước tác thơ văn cũng theo các thể văn và lề luật của văn chương Tàu. Cuối thế kỷ thứ 13, Hàn Thuyên sáng tác thi ca bằng chữ Nôm (chữ Việt được biến chế từ chữ Nho) tạo được phong trào viết văn bằng chữ Việt. Nhờ vậy, từ đó về sau mới có thêm nhiều tác phẩm bằng chữ Nôm, nhưng đa số các thể thơ văn đều phỏng theo của Tàu, chỉ có một số ít là của riêng nước ta. Thi ca tuy làm bằng chữ Nôm nhưng làm theo phép tắc thơ Tàu, niêm luật phỏng theo thơ Tàu, thi pháp của ta tức là thi pháp Tàu. Cho tới khi có Chữ Quốc Ngữ, nền văn học lịch triều đã bị văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng nặng nề không những về đường tư tưởng mà còn về các thể văn nữa. CÁC THỂ VĂN Các thể văn mượn của của Tàu gồm 3 loại: 1. Vận văn: (vận = vần) loại văn có vần gồm thơ Đường Luật, thơ Cổ Phong, Cổ Phú, Đường Phú và Văn Tế. Vận văn có vần ở câu cuối, hầu hết thi phú chữ nôm đều theo Đường cách. Bài phú sớm nhất của ta hiện còn là về đời Mạc. Văn tế theo thể Đường phú chỉ thấy xuất hiện vào thời nhà Tây Sơn. 2. Biền văn: (biền = 2 con ngựa đi sóng nhau) loại văn không có vần nhưng có .