Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đề xuất và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy định của PLHS Việt Nam với mục đích để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm nói riêng. | Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam Mai Lan Ngọc Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: TS. Trịnh Tiến Việt Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, so sánh vấn đề này với quy định của pháp luật hình sự (PLHS) một số nước trên thế giới. Phân tích và đánh giá những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và tồn tại trong các quy định của PLHS về những loại người đồng phạm. Đánh giá, đề xuất và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy định của PLHS Việt Nam với mục đích để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm nói riêng. Keywords: Luật hình sự; Tội đồng phạm; Pháp luật Việt Nam Content MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS) là do có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Tội phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội, bởi vì tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, do người có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện với hình thức lỗi cố ý và vô ý. Tội phạm có thể do một người thực hiện, cũng có thể do nhiều người thực hiện. Khi tội phạm được thực hiện bởi nhiều người và trong hành động của họ có sự liên hệ mật thiết, tác động lẫn nhau thì được gọi là đồng phạm. Đồng phạm là hình thức phạm tội "đặc biệt", đòi hỏi những điều kiện riêng, khác với những trường hợp phạm tội riêng lẻ về số lượng người tham gia phạm tội, mối liên hệ giữa các đối tượng trong cùng vụ án cũng như tội phạm mà cả nhóm hướng tới thực hiện. Sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa những người cùng tham gia thực hiện tội phạm càng củng cố quyết tâm phạm tội đến cùng của cả nhóm, thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm đáng kể của những tội phạm có đồng phạm. So với tội phạm do một người thực hiện, đồng phạm thường nguy .