Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Lạm phát là khái niệm có các nội dung: dư thừa tiền trong lưu thông, sự gia tăng mức giá chung và quan trọng nhất là hiệu quả sử dụng tiền sụt giảm. Lạm phát ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân khác nhau. | Lạm phát ở Việt Nam hiện nay: nguyên nhân và giải pháp LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP LÊ DUY HIẾU* 1. Nguyên nhân chủ yếu của lạm phát Lạm phát là khái niệm có các nội dung: dư thừa tiền trong lưu thông, sự gia tăng mức giá chung và quan trọng nhất là hiệu quả sử dụng tiền sụt giảm. Lạm phát ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo chúng tôi, bốn nguyên nhân chủ yếu trong số đó là: 1.1. Cơ cấu kinh tế bất hợp lý Ở Việt Nam, cơ cấu kinh tế còn bất hợp lý. Biểu hiện của sự bất hợp lý này là các nguồn lực nói chung và vốn tiền tệ nói riêng không được sử dụng có hiệu quả. Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước, khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sử dụng 70% tổng lượng tín dụng xã hội và chiếm 70% nợ xấu của toàn hệ thống(1). Thực tế này xác nhận, vốn được phân bổ tập trung vào lĩnh vực không có khả năng hoàn trả. Hệ quả đương nhiên xảy ra là thâm hụt tài chính. Để bù đắp lại sự thiếu hụt này và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế chủ yếu dựa vào vốn, Chính phủ không có lựa chọn nào khác là vay nợ và in thêm tiền. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát kéo dài trong các thập niên đã qua. 1.2. Cơ chế quản lý còn nhiều bất cập Trên thực tế có hiện tượng các ngân hàng cạnh tranh để đổ tiền vào các doanh nghiệp (DN) sử dụng vốn không hiệu quả. Hiện tượng này được cắt nghĩa bởi hai lý do chủ yếu: Thứ nhất, nợ xấu của DNNN trên thực tế đã được giải quyết theo cách giãn, khoanh và xóa nợ, hoặc Chính phủ cho phép tăng giá bán. Trong điều kiện đó, lợi nhuận không phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn, mà phụ thuộc vào khối lượng cho vay. Do vậy, ngân hàng sẽ tăng mạnh cho vay để thu lợi nhuận. Điều này làm cho cơ cấu kinh tế bị méo mó, hiệu quả sử dụng tiền giảm xuống, do vậy lạm phát sẽ tăng lên.(*) Thứ hai, trong trường hợp phát sinh rủi ro, các bên có liên quan (chẳng hạn: giám đốc DNNN, giám đốc ngân hàng, quan chức bộ chủ quản.) đều không phải chịu trách nhiệm cá nhân, do vậy họ đã lạm dụng quyền hạn và chế độ trách nhiệm tập thể để