Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết phân tích thực trạng phát triển nhân lực ở Việt Nam hiện nay, những yêu cầu của đất nước trong việc phát triển nhân lực. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các giải pháp cơ bản để tiếp tục phát triển nhân lực ở nước ta. | Một số vấn đề về phát triển nhân lực ở Việt Nam MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM BÙI TẤT THẮNG* Tóm tắt: Bài viết phân tích thực trạng phát triển nhân lực ở Việt Nam hiện nay, những yêu cầu của đất nước trong việc phát triển nhân lực. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các giải pháp cơ bản để tiếp tục phát triển nhân lực ở nước ta. Các giải pháp đó là: nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của phát triển nhân lực; đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về phát triển nhân lực; huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phát triển nhân lực. Từ khóa: phát triển nhân lực, dân số, lao động, đào tạo nhân lực, sử dụng nhân lực. Nhân lực là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia; đồng thời sự phát triển của quốc gia được đo bằng chính bản thân mức độ phát triển của nguồn nhân lực. Con người với tư cách là lực lượng sản xuất và với tư cách hàng hóa sức lao động, theo nguyên tắc của kinh tế thị trường, có thể mua bán, “nhập khẩu” được từ bên ngoài khi cần thiết. Nhưng khi xuất hiện với tư cách công dân của một nước, là chủ nhân đất nước, là chủ thể của sự phát triển và đồng thời, cũng là người sẻ chia, hưởng thụ thành quả phát triển, thì nguồn nhân lực không thể bán mua hay thay thế lẫn nhau. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực, tăng cường “tài sản hóa” nguồn nhân lực. Trong thế kỷ XX, đã có những quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng do biết cách phát huy tốt nguồn nhân lực nên đã đạt được thành tích phát triển kinh tế cao, nhanh chóng hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa chỉ trong vài ba thập kỷ. Ở Việt Nam, vấn đề phát triển nguồn nhân lực được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Trong “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020”, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong ba khâu đột phá nhằm đưa Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công