Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết liệt kê và phân tích một số biện pháp phòng chống tham quan ô lại thời vua Lê Thánh Tông. Những biện pháp phòng chống tham ô của Lê Thánh Tông tuy chỉ đạt được hiệu quả nhất định, không phát huy được hiệu quả lâu dài như mong muốn song đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc phòng chống tham nhũng, sử dụng và quản lí đội ngũ cán bộ hiện nay. | Phòng chống tham quan ô lại thời Lê Thánh Tông. PHÒNG CHỐNG THAM QUAN Ô LẠI THỜI LÊ THÁNH TÔNG: BIỆN PHÁP VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ PHAN NGỌC HUYỀN * Tóm tắt: Bài viết liệt kê và phân tích một số biện pháp phòng chống tham quan ô lại thời vua Lê Thánh Tông. Những biện pháp phòng chống tham ô của Lê Thánh Tông tuy chỉ đạt được hiệu quả nhất định, không phát huy được hiệu quả lâu dài như mong muốn song đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc phòng chống tham nhũng, sử dụng và quản lí đội ngũ cán bộ hiện nay như: phải kết hợp hài hòa giữa “trừng tham” và “dưỡng liêm”, trong đó cần chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng; bảo đảm tính nghiêm minh trong thực thi pháp luật đối với các hành vi tham ô, hối lộ; thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lí đối với cán bộ, công chức nhằm hạn chế tham ô; huy động đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia phòng chống tham nhũng. “Ôn cố để tri tân”, cho đến nay, những bài học từ chính sách phòng chống tham quan ô lại của Lê Thánh Tông vẫn còn nguyên giá trị thời sự của nó. Từ khóa: Lê Thánh Tông, quan lại, tham ô, hối lộ, phòng chống. 1. Một số biện pháp phòng chống quan lại tham ô của Lê Thánh Tông Trong lịch sử Việt Nam, Lê Thánh Tông được xem là một trong những vị vua có tư tưởng phòng chống tham quan ô lại rất tích cực. Trong 38 năm trị vì (1460-1497), Lê Thánh Tông đã dành nhiều tâm huyết cho việc tăng cường kỉ cương pháp luật, cải cách thể chế hành chính, chấn chỉnh bộ máy quan lại. Trong đó, việc phòng chống các hành vi tham ô, hối lộ, thanh trừng bè lũ tham quan ô lại được nhà vua hết sức coi trọng và được thể hiện thông qua một số biện pháp sau: 1.1. Giáo dục, cảnh tỉnh trăm quan từ bỏ thói tham ô nhũng nhiễu Lê Thánh Tông hết sức coi trọng việc giáo dục, cảnh tỉnh quan lại các cấp với mong muốn bộ máy quan chức trong triều đình chí công, vô tư, tránh xa được tệ nạn tham ô, hối lộ ở chốn quan trường.(*) Nhà vua đã nhiều lần dùng những lời tâm huyết để răn bảo triều thần, khuyên họ sửa đức