Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này phân tích thực trạng an ninh năng lượng của Mỹ trên các khía cạnh đẩy mạnh khai thác dầu trong nước; phát triển năng lượng tái tạo; tiết kiệm năng lượng và chống biến đổi khí hậu. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra những hàm ý chính sách an ninh năng lượng cho Việt Nam. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 (69) - 2013 AN NINH NĂNG LƯỢNG CỦA MỸ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM KIM NGỌC* Tóm tắt: Trước năm 1973, Mỹ hầu như không quan tâm nhiều tới vấn đề an ninh năng lượng, bởi nguồn tài nguyên khá dồi dào về than, khí đốt, trữ lượng thủy điện, dầu và cả tiềm năng sản xuất điện hạt nhân. Những chiến lược năng lượng được đưa ra từ đầu thế kỷ XX đến năm 1973 chủ yếu nhằm xây dựng trật tự trong hoạt động khai thác, kinh doanh, điều tiết giá cả và phân phối năng lượng. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới năm 1973 khiến cả nước Mỹ bừng tỉnh. Nước Mỹ hiểu rằng, nền kinh tế sẽ không có tương lai nếu thiếu dầu mỏ. Việc đảm bảo an ninh năng lượng nói chung, an ninh dầu mỏ nói riêng đã và đang đặt nước Mỹ trước nhiều thách thức. Kể từ khi lên nắm quyền năm 2009 đến nay, Tổng thống Mỹ B. Obama đã điều chỉnh, ưu tiên hàng đầu vấn đề an ninh năng lượng nhằm đảm bảo năng lượng độc lập. Bài viết này phân tích thực trạng an ninh năng lượng của Mỹ trên các khía cạnh đẩy mạnh khai thác dầu trong nước; phát triển năng lượng tái tạo; tiết kiệm năng lượng và chống biến đổi khí hậu. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra những hàm ý chính sách an ninh năng lượng cho Việt Nam. Từ khóa: Năng lượng, an ninh năng lượng; chính sách năng lượng. 1. Đẩy mạnh khai thác dầu trong nước Mỹ là nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới. Hiện nay dầu mỏ nhập khẩu đã gia tăng mạnh mẽ, chiếm hơn 60% tổng nhu cầu dầu mỏ của Mỹ so với mức 42% của những năm 1990. Sự phụ thuộc gia tăng vào dầu mỏ nhập khẩu từ những vùng bất ổn trên thế giới đã và đang gây nguy hiểm cho an ninh kinh tế và quốc gia. Cùng với tăng nhập khẩu là sự gia tăng tính dễ bị tổn thương của 26 nền kinh tế bởi những sự bất ổn về giá cả, sự khan hiếm và tình trạng ngừng cung cấp dầu. Vả lại, Mỹ là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn, nhưng trước đây ít được khai thác do chi phí khai thác cao hơn so với nhập khẩu và do chính sách bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, chính phủ Mỹ đã thực hiện những bước đi (*) Phó giáo sư, .