Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Vừa tròn một thế kỷ, kể từ khi Rabindranath Tagore (1861 -1941) trở thành người châu Á đầu tiên được trao tặng giải Nobel văn học (1913). Đó là sự thừa nhận mang tính toàn cầu tài năng và tư tưởng của R. Tagore. Nó đặt ông vào một vị trí rõ ràng hơn trong đời sống tinh thần nhân loại thế kỷ XX với tư cách là người đã phục hưng những giá trị tinh thần truyền thống Ấn Độ, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa hai nền văn hóa Đông - Tây, buộc nhân dân Ấn Độ đi ra khỏi thói quen tư duy. | TƯ TƯỞNG R. TAGORE VỀ QUAN HỆ GIỮA DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI TRONG VĂN HÓA HIỆN ĐẠI NGUYỄN VĂN HẠNH* Vừa*tròn một thế kỷ, kể từ khi Rabindranath Tagore (1861 -1941) trở thành người châu Á đầu tiên được trao tặng giải Nobel văn học (1913). Đó là sự thừa nhận mang tính toàn cầu tài năng và tư tưởng của R. Tagore. Nó đặt ông vào một vị trí rõ ràng hơn trong đời sống tinh thần nhân loại thế kỷ XX với tư cách là người đã phục hưng những giá trị tinh thần truyền thống Ấn Độ, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa hai nền văn hóa Đông - Tây, buộc nhân dân Ấn Độ đi ra khỏi thói quen tư duy, hướng tới một cái nhìn lớn lao mang tầm nhân loại. Con người ông, tài năng, tư tưởng của ông đã thuộc về nhân loại. Theo cách nói của triết gia Albert Schweitzer, “Trong bản hoà tấu hùng vĩ của tư tưởng R. Tagore, những hoà âm và những biến khúc là của Ấn Độ, nhưng chủ đề lại kết thân với các chủ đề của tư tưởng châu Âu”1. Đời sống, trong bản chất của nó là vận động biến đổi không ngừng. Tính tích cực chủ động và đóng góp của những tài năng cho tiến trình vận động của văn hoá nhân loại là ở chỗ, nắm bắt được quy luật và tác động thúc đẩy sự phát triển của nó. Đóng góp của R. Tagore cho văn hóa, văn học thế kỷ XX trước hết là ở đó. Là một nghệ sĩ, đồng thời là một nhà tư tưởng lớn của Ấn Độ thế kỷ XX, nhưng thực tế, R. Tagore rất ít bàn về tư tưởng. Tư tưởng của ông thấm một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn vào những sáng tạo nghệ * PGS.TS. Trường Đại học Vinh. thuật, được nghệ thuật hoá. Ở ông, trí và hành, đạo và đời, tư tưởng và hành động đã thông nhất làm một. Tác phẩm thể hiện một cách có hệ thống và tập trung nhất quan điểm tư tưởng của R. Tagore là Thực hiện toàn mãn (Sadhana), tập hợp những bài giảng của ông ở trường Santiniketan trong ba năm (1906 - 1909), sau đó là ở trường Harvard và nhiều trường đại học danh tiếng ở phương Tây. Tác phẩm được ông dịch ra tiếng Anh và xuất bản vào năm 1913. Ngoài ra, ông còn có một số bài viết ngắn, như: Tôn giáo con người (The Religion of Man), Một cái .