Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đề xuất tội phạm hóa và phi tội phạm hóa đối với một số hành vi nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự Việt Nam và nêu lên các nhận định về xu hướng tội phạm trong giai đoạn tới với mục tiêu góp phần cảnh báo để các nhà làm luật có những điều chỉnh chính sách hình sự phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. | Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 Đoàn Thu Trang Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: GS.TSKH. Đào Trí Úc Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Phân tích và tổng hợp một các cụ thể và chi tiết nhất các hành vi được các nhà làm luật tội phạm hóa và phi tội phạm hóa qua hai lần pháp điển hóa và sửa đổi bổ sung Bộ Luật Hình sự. Phân tích để thấy rõ được sự cần thiết, vai trò, mục tiêu, ý nghĩa của việc thực hiện chính sách hình sự liên quan đến quá trình tội phạm hóa, phi tội phạm hóa một số hành vi trong công cuộc hoàn thiện pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền để đưa pháp luật vào đời sống nhằm giáo dục người dân ý thức pháp luật, hướng người dân thực hiện “Sống, là việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Đề xuất tội phạm hóa và phi tội phạm hóa đối với một số hành vi nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự Việt Nam và nêu lên các nhận định về xu hướng tội phạm trong giai đoạn tới với mục tiêu góp phần cảnh báo để các nhà làm luật có những điều chỉnh chính sách hình sự phù hợp với xu thế phát triên chung của đất nước. Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Tội phạm; Phi tội phạm Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, việc nước ta gia nhập và được công nhận là thành viên đầy đủ của Tổ chức thương mại thế giới WTO thực sự là một bước chuyển về mọi mặt của một đất nước đang phát triển. Đạt được thành tựu đó là nhờ quyết tâm cải cách chính trị, hành chính và sự đồng thuận của cả dân tộc trong công cuộc đổi mới. Hội nhập, chúng ta có nhiều cơ hội bên cạnh đó là không ít thách thức, mà một trong những thách thức ấy là việc phát sinh hàng loạt các loại tội phạm. Việc đấu tranh phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng hơn bao giờ hết của tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa là một chủ trương, đường lối, định hướng với mục đích phòng, chống tội phạm và cũng là một trong những mục .