Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận văn trình bày một số vấn đề lý luận về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức. Phân tích thực tiễn quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức. Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức. | Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức theo luật hình sự Việt Nam Phí Thành Chung Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: GS.TS. Võ Khánh Vinh Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Trình bày một số vấn đề lý luận về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức. Phân tích thực tiễn quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức. Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức. Keywords. Luật hình sự; Hình phạt; Tội phạm; Pháp luật Việt Nam Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm. Vì vậy, các quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm cũng chính là các quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức. Ở nước ta, ngay từ khi chưa có Bộ luật hình sự (BLHS), trong một số văn bản pháp luật cũng đã đề cập đến vấn đề quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm và phạm tội có tổ chức. Cho đến nay, trong cả hai BLHS, quyết định hình phạt trong phạm tội có tổ chức được chính thức quy định tại Khoản 4 Điều 17 BLHS 1985 và được kế thừa tại Điều 53 BLHS 1999. Tuy nhiên, các quy định này của BLHS chỉ quy định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm mà chưa chỉ ra các căn cứ đặc thù được áp dụng để quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức. Mặt khác, về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng quy định này còn tồn tại những quan điểm khác nhau về các căn cứ quyết định hình phạt riêng áp dụng trong trường hợp đồng phạm nói chung và phạm tội có tổ chức nói riêng. Trong thực tiễn xét xử, một số cơ quan điều tra, truy tố, xét xử có sự nhầm lẫn phạm tội có tổ chức với các hình thức đồng phạm khác, không có sự thống nhất trong các tiêu chí nhận dạng hình thức đồng phạm đặc biệt này. Điều này cũng đã dẫn đến việc quyết định hình phạt không chính xác đối với người phạm tội. Hơn nữa, khi các cơ quan tố tụng đã xác định .