Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài tìm hiểu về hoạt động đầu tư và dự án đầu tư xây dựng; đánh giá hiệu quả đầu tư của Dự án phát triển cấp nước đô thị Việt Nam về mặt tài chính và kinh tế - xã hội; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng nói chung và dự án xây dựng hệ thống cấp nước nói riêng | Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phan Thị Minh Lý PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển bền vững là xu thế chung mà nhân loại đang nỗ lực hướng tới. Đó uế cũng là mục tiêu chiến lược quan trọng mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam quyết tâm thực hiện. tế H Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Nhà nước và được thể hiên rõ nét trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như các địa phương. h Sau 20 năm thực hiện, đặc biệt là sau gần 10 năm triển khai Định hướng chiến in lược phát triển bền vững, nước ta đã tận dụng thời cơ thuận lợi để đạt được những cK thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Từ một nước kém phát triển, kinh tế đã tăng trưởng khá nhanh, tạo tiền đề nâng đời sống cả về vật chất và tinh thần của người dân. Góp phần quan trọng trong những thành công đó là chính là hoạt động đầu tư vốn họ Ngân sách Nhà nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án đầu tư xây dựng nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống Đ ại người dân. Một trong những nội dung của phát triển bền vững, đồng thời cũng nằm trong Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, vấn đề nước sạch đang được ng nước ta phấn đấu nhằm phát triển đồng đều chất lượng cuộc sống tại các đô thị và nông thôn. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà nguồn nước ngày càng trở nên ườ khan hiếm, cộng thêm những hệ lụy từ hoạt động phát triển công nghiệp làm cho nguồn nước tự nhiên không còn đảm bảo cho việc sử dụng. Chính vì thế, việc phát Tr triển các hệ thống cung cấp nước sạch là một yêu cầu bức thiết đối với nước ta khi mà các dự án này đáp ứng được một cách toàn diện các tiêu chí của phát triển bền vững như góp phần phát triển kinh tế cũng như đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội vì mục tiêu phát triển con người, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Hoàng Thị Thu Hằng - .