Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đại từ nhân xưng trong các bài nghiên cứu khoa học có ý nghĩa quan trọng, thể hiện rõ tính liên nhân và ngữ dụng của lựa chọn đại từ ngôi thứ nhất. Tần suất xuất hiện đại từ nhân xưng trong các bài báo khoa học xã hội Việt Nam khá lớn để làm tường minh ý kiến của tác giả, tạo mối liên kết cộng đồng, thể hiện tính khách quan trong lập luận. | Đại từ nhân xưng trong các bài báo khoa học xã hội ở Việt Nam Nguyễn Đức Long1 Tóm tắt: Đại từ nhân xưng trong các bài nghiên cứu khoa học có ý nghĩa quan trọng, thể hiện rõ tính liên nhân và ngữ dụng của lựa chọn đại từ ngôi thứ nhất. Tần suất xuất hiện đại từ nhân xưng trong các bài báo khoa học xã hội Việt Nam khá lớn để làm tường minh ý kiến của tác giả, tạo mối liên kết cộng đồng, thể hiện tính khách quan trong lập luận. Từ khóa: Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất; khoa học xã hội Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Đại từ nói chung và đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất nói riêng là những khái niệm cơ bản trong nghiên cứu ngôn ngữ học. Tuy nhiên, chức năng liên nhân của chúng, đặc biệt trong văn phong khoa học, vẫn còn ít được quan tâm. Trong các bài báo khoa học, để tránh đề cập trực diện khi tác giả là chủ thể chính thì đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều sẽ đại diện cho người viết số nhiều lẫn số ít một cách ổn thỏa và an toàn nhất. Dù ở bất kỳ đại từ nào để xưng gọi mình thì ý đồ của người viết bài báo vẫn hướng về một mục đích dụng học khá rõ ràng. Nói cách khác, người viết đã giao lưu với người đọc bằng cách sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất như là chức năng liên nhân. Chức năng liên nhân của ngôn ngữ luôn song hành với chức năng ý niệm và chức năng liên kết văn bản. Chức năng liên nhân được hiểu như là sự phục vụ cho việc bộc lộ tình cảm, xã giao, sự đoàn kết giữa người nói/viết và người nghe/đọc thông qua biểu thức ngôn ngữ và cách thức sử dụng chúng. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất gồm “tôi”, “ta” ở hình thức số ít và “chúng tôi”, “chúng ta” ở hình thức số nhiều. Các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất đề cập tới bản thân người nói, người viết trong một phát ngôn. Việc lựa chọn sử dụng đại từ nhân xưng thể hiện ngôn cảnh và ý nghĩa dụng học của đại từ. Bài viết này nghiên cứu cách sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “tôi”, “chúng tôi”, “ta” và “chúng ta” của các tác giả Việt Nam trong những công trình khoa học xã hội được công bố trên một số tạp chí khoa học xã .