Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Để dạy con quản lý tài chính thành công, ngoài việc dạy trẻ tiết kiệm thì một trong những bước đầu tiên phải dạy đó là dạy trẻ về giá trị đồng tiền, qua đó trẻ sẽ biết quý trọng những đồng tiền mình có dù là nhỏ nhất. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cách dạy con về giá trị đồng tiền chỉ với 3 bước cực kỳ đơn giản. | Dạy trẻ giá trị đồng tiền chỉ bằng ba bước Để dạy con quản lý tài chính thành công, ngoài việc dạy trẻ tiết kiệm thì một trong những bước đầu tiên phải dạy đó là dạy trẻ về giá trị đồng tiền, qua đó trẻ sẽ biết quý trọng những đồng tiền mình có dù là nhỏ nhất. Cùng học cách dạy con về giá trị đồng tiền chỉ với 3 bước cực kỳ đơn giản dưới đây. "Anna, đưa cho Mike mười đô la," Tôi bảo cô bé học trò mười một tuổi của tôi.Anna há hốc mồm ngạc nhiên nhưng con bé không nói một lời nào. Dù sao, nó cũng làm theo lời tôi nói, nó đưa tờ giấy bạc 10 đô la một cách chậm rãi đắn đo như thể đó là một khối vàng. Biểu cảm đau khổ của cô bé rất chân thành và ngây thơ đến nỗi tôi không thể không bật cười.Không phải là Anna đưa cho Mike tiền thật. Tờ giấy bạc mười đô la cô bé đưa cho Mike không phải gì hơn là một mảnh giấy in hình các nhân vật cổ Enchanted Collar và biểu tượng đồng đô la. Tuy nhiên, Anna quý mảnh giấy đó như thể nó có giá trị thực sự. Lớp học đang chơi một trò chơi tôi thiết kế để dạy chúng về kinh doanh và tài chính. Chỉ bốn tuần trước đó, Anna và bạn cô bé đã chế nhạo những đồng đô la đồ chơi Enchanted Collar. Còn một cậu bé khác thì ngay lập tức xé một tờ đô la thành đôi ngay sau khi cậu nhận ra đó không phải là tiền thật và sẵn sàng ném nó vào thùng rác. Tuy nhiên, bốn tuần sau đó, tất cả lớp đều muốn có đồng đô la ấy, rất trân trọng nó, chúng luôn miệng tranh luận về nó, và giữ gìn nó trong hộp khóa như một báu vật. Vậy, lý do đã làm cho chúng thay đổi nhanh như thế? Câu trả lời nằm trong những công việc và nhiệm vụ khó khăn mà chúng phải thực hiện để có được đồng đô la giả ấy. Tôi bắt đầu bài giảng tài chính cho chúng bằng một trò chơi kinh doanh nhập vai. Mỗi học sinh vay tiền Enchanted Collar từ bạn mình, gọi là "ngân hàng." Lúc đầu, cả lớp đều sẵn sàng cho nhau vay. Nhưng không lâu sau các “ngân hàng” đã từ chối “đơn xin vay tiền” với lý do thuyết phục - kế hoạch kinh doanh chưa được tổ chức tốt, và người đi vay có vẻ thô lỗ - rồi sau đó chúng xem xét trò chơi và các đồng tiền đồ chơi ấy nghiêm túc hơn. Một số học sinh phải trình bày lần thứ hai hoặc thứ ba để có được ứng dụng cho vay được phê duyệt. Quan trọng là, chúng phải duy trì hiệu quả kinh doanh tốt trong suốt trò chơi; nếu không “ngân hàng” sẽ thu hồi các khoản vay ngay lập tức. Khi tôi tổng kết khóa học năm tuần và yêu cầu cả lớp trả lại tất cả các đồng tiền đồ chơi mà chúng giữ, cả lớp bỗng ồn ào phản đối. Không đứa nào muốn phải trả lại những đồng tiền đồ chơi ấy, mặc dù những tờ giấy bạc in màu sắc sặc sỡ ấy thậm chí không thể mua nổi cho chúng một gói kẹo cao su. Trong trái tim và tâm trí của chúng, những đồng tiền đồ chơi Enchanted Collar đã mang giá trị thực tế và quý giá. Vậy, tôi đã rút ra được điều gì khi dạy trẻ giá trị của tiền bạc? Tôi đã phát hiện ra ba bước quan trọng để giúp trẻ hiểu được giá trị của mỗi đồng tiền: 1. Cho chúng cơ hội để “lao động kiếm ra đồng tiền”. 2. Hãy tạo ra công việc mang tính vui vẻ và đầy thử thách. 3. Có thưởng thì cũng có phạt.