Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Quốc gia Đại Việt dưới thời Lý có mối bang giao với các nước láng giềng, như Trung Quốc, Chiêm Thành, Chân Lạp. Đường lối đối ngoại của quốc gia Đại Việt thời Lý là hòa hiếu, coi trọng hòa bình, đồng thời kiên quyết chống lại sự xâm lược của ngoại bang. Mục đích của chính sách đối ngoại của nhà nước phong kiến Đại Việt dưới thời Lý là xây dựng và duy trì tình hữu nghị giữa các quốc gia láng giềng kiến tạo và duy trì môi trường hòa bình, xây dựng và bảo vệ đất nước. | Bang giao giữa Đại Việt với các nước láng giềng thời Lý Nguyễn Thanh Bình1 1 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Email: nguyenthanhbinhtriet@gmail.com Nhận ngày 23 tháng 9 năm 2016. Chấp nhận đăng ngày 22 tháng 10 năm 2016. Tóm tắt: Quốc gia Đại Việt dưới thời Lý có mối bang giao với các nước láng giềng, như Trung Quốc, Chiêm Thành, Chân Lạp. Đường lối đối ngoại của quốc gia Đại Việt thời Lý là hòa hiếu, coi trọng hòa bình, đồng thời kiên quyết chống lại sự xâm lược của ngoại bang. Mục đích của chính sách đối ngoại của nhà nước phong kiến Đại Việt dưới thời Lý là xây dựng và duy trì tình hữu nghị giữa các quốc gia láng giềng kiến tạo và duy trì môi trường hòa bình, xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ khoá: Bang giao, thời Lý, nhà Tống, Chiêm Thành, Chân Lạp, Ai Lao. Abstract: Vietnam, or Đại Việt (Great Viet) as named under Ly dynasty, had diplomatic ties with the neighbours, including China, Champa and Chenla. Its diplomatic policy was that of peaceloving while resolutely resisting foreign aggression. The foreign policy of the feudal dynasty was aimed at the building and maintenance of the friendship among neighbouring countries, for a peaceful environment for the national construction and defence. Keyword: Diplomatic ties, Ly dynasty, Song dynasty, Champa, Chenla, Laos. 1. Mở đầu Trong thực tiễn đời sống chính trị của quốc gia Đại Việt thời Lý (1009-1225), nổi lên một phương diện hết sức quan trọng là mối quan hệ (bang giao) giữa Đại Việt với các nước láng giềng như Trung Quốc, Chiêm Thành, Xiêm La, Ai Lao. Việc Nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lý (và cả triều Trần sau này) nhận thức và giải quyết mối quan hệ này không chỉ là một nhiệm vụ của 58 công cuộc trị nước mà còn ảnh hưởng và có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Về vấn đề này, trong mục Bang giao chí, sách Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú nhấn mạnh: “Trong việc trị nước,