Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu dân tộc học, văn hoá và lịch sử đã có những mô tả khá chi tiết về đời sống hội nhóm ở các miền quê Bắc Bộ. Các nghiên cứu Pierre Gourou, Đào Duy Anh, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Huyên và Nguyễn Từ Chi đã làm nổi bật xu hướng hội nhóm rất sinh động bên trong các làng xã cổ truyền xứ Bắc Kỳ. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(99)TÂM TRIẾT - LUẬT - - 2016 LÝ - XÃ HỘI HỌC Đời sống hội nhóm ở nông thôn cổ truyền Bắc Bộ Bế Quỳnh Nga * Nguyễn Trung Kiên ** Tóm tắt: Nghiên cứu dân tộc học, văn hoá và lịch sử đã có những mô tả khá chi tiết về đời sống hội nhóm ở các miền quê Bắc Bộ. Các nghiên cứu Pierre Gourou, Đào Duy Anh, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Huyên và Nguyễn Từ Chi đã làm nổi bật xu hướng hội nhóm rất sinh động bên trong các làng xã cổ truyền xứ Bắc Kỳ. Trong bài viết này, tác giả sử dụng cách tiếp cận hiện đại dựa trên khái niệm xã hội dân sự và các đặc trưng của nó nhằm làm mới lại những cứ liệu cũ về đời sống hội nhóm trong các thôn quê trước năm 1954. Từ khóa: Đời sống hội nhóm; nông thôn; cổ truyền; Bắc Bộ; xã hội dân sự; liên kết xã hội. 1. Mở đầu Những năm gần đây, xã hội dân sự (XHDS) và các tổ chức của nó là một chủ đề nhận được sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu. Tuy vậy, các nghiên cứu về XHDS hầu hết dựa trên các dữ liệu của môi trường đô thị, trong khi đó nghiên cứu về chủ đề này ở khu vực nông thôn Việt Nam còn khá ít. Thực trạng này xuất phát một phần từ sự sẵn có của chất liệu thực tế từ các khu vực đô thị - nơi quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá mạnh mẽ, các loại tổ chức XHDS hình thành và phát triển rất nhanh và đa dạng từ thập niên 1990 trở lại đây. Trong khi đó, đời sống xã hội nông thôn vẫn đang xoay quanh câu chuyện xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - hạ tầng. Đời sống hội nhóm trong nông thôn Việt Nam không phải là mảng chưa được đào xới. Đây thực tế là địa hạt đã được khai phá ít nhiều bởi nhiều nghiên cứu dân tộc học, nhân học, văn hoá học và lịch sử học. Trong đó phải kể đến các nghiên cứu của 44 các tác giả như Pierre Gourou (1936), Đào Duy Anh (1938), Phan Kế Bính (1938), Lê Huy Văn (1941), Nguyễn Văn Huyên (1944), Nguyễn Từ Chi (2003), Nguyễn Đổng Chi (1978), Hy Văn Lương (2010). Mặc dù vậy, không có nghiên cứu nào trong số đó phân tích hội nhóm ở nông thôn dưới góc độ XHDS và điều này hoàn toàn dễ hiểu .