Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Việc tìm hiểu thiết chế tổ chức làng xã thời Pháp thuộc là cơ sở khoa học để kế thừa những mặt tích cực và hợp lý, khắc phục những hạn chế, tiêu cực cho việc cải cách hành chính trên địa bàn nông thôn trong điều kiện hiện nay. Bài viết tìm hiểu thiết chế tổ chức làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ thời Pháp thuộc trên 2 mặt: tổ chức hành chính và tổ chức xã hội. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1(98)TÂM TRIẾT - LUẬT - - 2016 LÝ - XÃ HỘI HỌC Tìm hiểu thiết chế tổ chức ở làng xã đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ Pháp thuộc Nguyễn Thị Lệ Hà * Tóm tắt: Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành công cuộc cải cách hành chính và chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Bởi vậy, việc nhận thức rõ những di sản lịch sử để lại là cần thiết, từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn. Việc tìm hiểu thiết chế tổ chức làng xã thời Pháp thuộc là cơ sở khoa học để kế thừa những mặt tích cực và hợp lý, khắc phục những hạn chế, tiêu cực cho việc cải cách hành chính trên địa bàn nông thôn trong điều kiện hiện nay. Bài viết tìm hiểu thiết chế tổ chức làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ thời Pháp thuộc trên 2 mặt: tổ chức hành chính và tổ chức xã hội. Từ khóa: Thiết chế tổ chức; Pháp thuộc; Việt Nam. 1. Tổ chức hành chính Trong làng xã Việt Nam cổ truyền, Hội đồng kỳ mục nắm toàn bộ quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của làng xã như phân bổ thuế, sưu dịch, lính tráng, bầu cử tổng lý và thi hành khoán ước phân cấp công điền, sử dụng quỹ làng, bàn việc sửa chữa, xây dựng đình chùa, trường học, tổ chức đình đám, khao vọng. Tình trạng ẩn lậu về dân đinh và điền thổ vẫn tiếp tục diễn ra dẫn đến sự không kiểm soát được nguồn thu sưu thuế. Thành phần của Hội đồng kỳ mục gồm các cựu quan lại, những người khoa bảng, khoa sinh, ấm sinh, viên tử, các cựu chức dịch hàng xã. Quyền lực của chính quyền Trung ương phải dừng lại ở phía ngoài cổng làng “phép vua thua lệ làng”. Đứng đầu Hội đồng kỳ mục là Tiên chỉ và Thứ chỉ, tùy theo phong tục của từng làng mời người có chức tước, phẩm hàm hoặc cao tuổi nhất ra làm. Giúp Hội đồng 46 kỳ mục thực hiện các quyết định, có bộ phận chức dịch gồm: Lý trưởng, Phó lý và Trương tuần (hay xã đoàn). Lý trưởng là người giữ quan hệ giữa làng xã và cấp trên. Thời gian đầu khi mới đặt nền đô hộ ở Việt Nam, chính quyền Pháp đã lợi dụng .