Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Giáo trình Luật hành chính có kết cấu nội dung gồm gồm: Trình bày khái quát chung về luật hành chính Việt Nam, trình bày về chủ thể của luật hành chính Việt Nam, trình bày về cưỡng chế hành chính và trách nhiệm hành chính, trình bày nội dung kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước. Mời bạn đọc tham khảo. | Khi tiến hành kiểm tra theo chức năng, các cơ quan kiểm tra có quyền ra quyết định yêu cầu cơ quan bị kiểm tra cùng cấp đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định trái pháp luật của cơ quan đó, nhưng không có quyền tự mình đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định đó, cũng không có quyền áp dụng các chế tài kỷ luật, phạt hành chính, trừ trường hợp cơ quan kiểm tra chức năng đó có chức năng là cơ quan thanh tra nhà nước chuyên ngành. Chẳng hạn: Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực có quyền kiến nghị với Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định do cơ quan đó ban hành trái với các văn bản pháp luật của nhà nước hoặc của bộ về ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách. Nếu cơ quan nhận được kiến nghị không nhất trí thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Nhưng đối với cơ quan cấp dưới, có thể đình chỉ những văn bản trái pháp luật do cơ quan đó ban hành và đề nghị thủ trưởng cấp trên trực tiếp của mình bãi bỏ. Ví dụ: Bộ trưởng có quyền đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những quy định của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với văn bản của bộ về ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách và chịu trách nhiệm về quyết định đình chỉ đó. Khi có tranh chấp giữa cơ quan kiểm tra chức năng và đối tượng bị kiểm tra, về nguyên tắc, đối tượng bị kiểm tra chấp hành nhưng có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Nhìn chung, vấn đề này được quy định khá cụ thể trong Luật tổ chức Chính phủ và các văn bản pháp luật khác về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.