Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong dạy học các môn khoa học ở trường tiểu học và trung học cơ sở: Phần 2 – Nguyễn Vinh Hiển

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Phần 2 của cuốn sách "Phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong dạy học các môn khoa học ở trường tiểu học và trung học cơ sở" tiếp nối phần 1 trình bày nội dung 2 chương cuối gồm: Các kỹ thuật dạy học và rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong phương pháp "Bàn tay nặn bột", sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong dạy học các môn khoa học ở trường tiểu học và trung học cơ sở. nội dung chi tiết cuốn sách này. | CHƯƠNG 3 CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CHO HỌC SINH tRonG phương pháp BàN tay nặn BỘT 3.1. Tổ chức lớp học 3.1.1. Bố trí vật dụng trong lớp học Thực hiện dạy học khoa học theo phương pháp BTNB có rất nhiều hoạt động theo nhóm. Vì vậy nếu muốn tiện lợi cho việc tổ chức thảo luận hoạt động nhóm thì lớp học nên được sắp xếp bàn ghế theo nhóm cố định. Nếu được như vậy thì giáo viên đỡ mất thời gian sắp xếp bàn ghế mỗi khi thực hiện hoạt động nhóm cho học sinh. Tuy nhiên đa số các phòng học tại Việt Nam đều được sắp xếp theo dãy truyền thống vì vậy bắt buộc giáo viên phải tổ chức lại bàn ghế trong lớp học theo nhóm nếu muốn tổ chức giảng dạy theo phương pháp BTNB. Đối với những trường có điều kiện nhà trường nên tổ chức một phòng học đa phương tiện với bàn ghế sắp xếp theo hướng tiện lợi cho hoạt động nhóm. Sau đây là một số gợi ý để giáo viên sắp xếp bàn ghế vật dụng trong lớp học phù hợp với hoạt động nhóm 58 - Các nhóm bàn ghế cần sắp xếp hài hòa theo số lượng học sinh trong lớp - Cần chú ý đến hướng ngồi của các học sinh sao cho tất cả học sinh đều nhìn thấy rõ thông tin trên bảng - Giáo viên nên lưu ý đối với các học sinh bị các tật quang học ở mắt như cận thị loạn thị để bố trí cho các em ngồi với tầm nhìn không quá xa bảng chính màn hình máy chiếu projector máy chiếu qua đầu overhead - Khoảng cách giữa các nhóm không quá chật tạo điều kiện đi lại dễ dàng cho học sinh khi lên bảng trình bày di chuyển khi cần thiết - Chú ý đảm bảo ánh sáng cho học sinh - Đối với những bài học có làm thí nghiệm thì giáo viên cần có chỗ để các vật dụng dự kiến làm thí nghiệm cho học sinh. Không nên để sẵn các vật dụng thí nghiệm lên bàn của học sinh trước khi dạy học vì nhiều học sinh quá hiếu động không chịu nghe lời dặn của giáo viên có thể sẽ mất tập trung vì mải nghịch các vật dụng trên bàn. Một lý do nữa đó là sẽ làm lộ ý đồ dạy học của giáo viên khi giáo viên muốn học sinh tự đề xuất thí nghiệm nghiên cứu. Cũng với các lý do nói trên mà giáo viên nên thu hồi các đồ

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.