Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết "Vai trò mới của nhà nước và các cộng đồng trong việc giải quyết vấn đề nhà ở đô thị: Trường hợp thành phố Hồ Chí Minh" trình bày về những kết quả khảo sát bước đầu về những chuyển động trong việc thực hiện cách tiếp cận mới về vai trò của nhà nước và các cộng đồng trong việc giải quyết vấn đề nhà ở đô thị. nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết. | Xã hội học số 4 - 1992 7 VAI TRÒ MỚI CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở ĐÔ THỊ TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUANG VINH Nhà ở là một chủ đề xã hội rất nhạy cảm trong tập hợp những vấn đề xã hội đa dạng của sự phát triển. Sự thật này càng được cảm nhận đặc biết sâu sắc ở các đô thị lớn của Việt Nam nơi mà những biến động của hơn 30 năm chiến tranh đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng trên điều kiện quần cư và nhà ở đô thị. Xem xét chủ đề này từ góc độ xã hội học có thể thấy rất rõ những vấn đề nhà ở đô thị đã bám rễ sâu vào các động thái của cơ cấu xã hội ở đô thị - trung tâm của việc giải quyết hệ vấn đề nhà ở đô thị - vượt rất xa khỏi những vấn đề thuần túy vật lý - kỹ thuật hoặc một cơ chế cung - cầu đơn giản - đang thực sự đòi hỏi tập trung vào mối tương tác giữa các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước và sự ứng xử đa dạng của các thành tố có lợi ích rất khác nhau trong cơ cấu xã hội cũng như của các cộng đồng cư dân ở cơ sở. Trong bài viết này chúng tôi muốn trình bày kết quả khảo sát bước đầu của mình về những chuyển động trong việc thực hiện cách tiếp cận mới về vai trò của Nhà nước và của các cộng đồng trong vấn đề nhà ở đô thị tại một thành phố đông dân nhất ở nước ta thành phố Hồ Chí Minh. 1. Tiếp cận mới về vai trò của Nhà nước và của các cộng đồng là một nhu cầu khách quan của sự phát triển đô thị 1.1. Ở cấp độ quốc gia cũng như cấp độ địa phương công cuộc đổi nền kinh tế - xã hội đã cho phép mở đầu quá trình đoạn tuyệt với cơ chế bao cấp phổ biến trong lĩnh vực nhà ở - một cơ chế tỏ ra rất ít có khả năng bảo toàn quỹ nhà ở đã có cũng như thỏa mãn nhu cầu đa dạng về nhà ở và an sinh xã hội của các thành phần khác nhau trong cư dân kể cả bộ phận cư dân có thu nhập thấp. Do những điều kiện lịch sử đặc thù của chiến tranh và nhất là dưới tác động của chính sách Đô thị hóa cưỡng bức trong những năm 60 và đầu những năm 70 thành phố Sài Gòn đã sống nhiều năm dài trong tình trạng căng thẳng về nhà ở1. Vào năm 1965 .