Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Argentina trước khủng hoảng, diễn biến cuộc khủng hoảng, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, hậu quả của cuộc khủng hoảng, tác động của IMF đối với Argentina, các biện pháp khôi phục nền kinh tế,. là những nội dung chính trong bài tiểu luận "Khủng hoảng nợ Argentina 2001-2002". . | Theo WB thì tỉ lệ nợ nước ngoài đối với các nước đang phát triển không nên vượt quá 40% GDP. Một yếu tố vô cùng quan trọng cần phải được tính đến đó là lãi suất thực phải trả. Nếu tính đến lãi suất thực trong khoảng từ 7-10% thì đó là một khoản nợ khổng lồ (lãi suất trái phiếu Chính phủ VN vay nợ nước ngoài khoảng 6,5%). Nếu quốc gia nào không có tốc độ phát triển thần kỳ thì không thể nào vay nợ ở mức cao như vậy, nhất là vay bằng ngoại tệ mạnh (Cơ cấu đồng tiền vay hiện nay của Việt Nam: 28,6% là đồng USD, 19,3% là đồng Yên, 5,2% là đồng Euro). Tỉ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam năm 2009 đã đạt mức 38,8% xấp xỉ mức báo động. Nếu tính đến lãi suất phải trả và cả việc đồng Việt Nam có khả năng mất giá trong tương lai thì số thực nợ phải trả là không hề nhỏ. Vậy nên chúng ta không thể lạc quan thái quá như một số quan chức Chính phủ cho rằng tỉ lệ nợ vẫn còn nằm trong mức an toàn. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi việc thanh toán nợ bằng nguồn của Ngân Sách Nhà Nước đối với các khoản nợ của Chính phủ sẽ lớn dần khi các khoản vay đến hạn phải trả nợ gốc?