Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Giáo trình Bào rãnh bào góc - Cao đẳng ngề Nha Trang trình bày các nội dung: Sử dụng máy xọc đứng, bào, xọc rãnh suốt, rãnh kín, bào rãnh chữ T, bào rãnh, chốt đuôi ép,. Đây là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang học ngành co khí tham khảo làm tư liệu học tập và nghiên cứu. nội dung chi tiết. | Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang Khoa Cơ Khí Bô môn CTM BÀI 1 SỬ DỤNG MÁY XỌC ĐỨNG GIỚI THIỆU Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước ngành cơ khí nói chung và ngành cắt gọt kim loại nói riêng đóng một vai trò to lớn. Vì vậy để thực hiện tốt các công việc trên máy xọc thông dụng học sinh cần có các kiến thức cơ bản về thao tác máy nắm bắt các đặc tính kỹ thuật của máy nhằm phát huy tốt nhất các kỹ năng thực các công việc trên máy xọc. MỤC TIÊU THựC HIỆN - Trình bày đầy đủ được cấu tạo công dụng những đặc tính kỹ thuật và phân loại máy xọc thông dụng. - Trình bày và giải thích được các hoạt động của các bộ phận chính các cơ cấu điều khiển điều chỉnh và những đặc trưng của máy. - Vận hành máy xọc thành thạo đúng quy trình và đúng nội quy. I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIA CÔNG XỌC 1.1. Khái niệm Bào xọc tức là hớt đi một lớp kim loại trên bề mặt gia công để có chi tiết đạt hình dạng kích thước và độ bóng bề mặt theo yêu cầu. Trong đó chuyển động chính là chuyển động tịnh tiến của đầu bào theo phương thẳng đứng chuyển động phụ là chuyển động tịnh tiến của bàn máy mang phôi theo hai hướng ngang và lên xuống đôi khi có các chuyển động tròn dùng để gia công các rãnh có hình cong. 1.2. Các yếu tố của chế độ cắt Hình 28.1. Các dạng xọc thường được sử dụng khi xọc mặt đứng và mặt nghiêng Giáo trình Bào Rãnh Bào Góc Trang 1 Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang Khoa Cơ Khí Bô môn CTM a. Tốc độ cắt V Là tốc độ chuyển động của đầu xọc trong chuyển động khoảng chạy làm việc. rr_ 21 n ỉ ỉ V ___mị ph 1000 Trong đó - n là số lần trong một phút - L là chiều dài cắt. Như vậy qua công thức ta có thể xác định được là tốc độ đi và về của đầu xọc theo phương thẳng đứng là bằng nhau. b. Chiều sâu cắt gọt t. Được tính sau mỗi lần cắt dao giữa bề mặt đã gia công với mặt đang gia công. c. Lượng chạy dao s. Là lượng chuyển động của vật gia công tương ứng với một lần chuyển động theo hướng thẳng góc với chuyển động chính sau mỗi hành trình. d. Chiều rộng cắt a. Là bề dày của dao theo hướng .