Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo giới thiệu việc áp dụng sơn chống thấm thẩm thấu kết tinh gốc xi măng để nâng cao khả năng chống thấm cho bê tông đầm lăn đập trọng lực. để nắm bắt các nội dung chi tiết. | NGHIÊN CÚU NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHỐNG THẤM CHO BÊ TÔNG ĐẦM LĂN ĐẬP TRỌNG LỰC BẰNG SON THẨM THẤU KẾT TINH GỐC XI MĂNG Nguyễn Quang Phú1 Tóm tắt Bài báo giới thiệu việc áp dụng sơn chống thấm thẩm thấu kết tinh gốc xi măng để nâng cao khả năng chống thấm cho bê tông đầm lăn đập trọng lực. Từ khóa Bê tông đầm lăn tro bay muội silic phụ gia thẩm thấu kết tinh vật liệu chống thấm. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Xây dựng công trình sử dụng vật liệu bê tông đầm lăn BTĐL là một công nghệ mới trong xây dựng đập nói riêng và một số công trình Thủy lợi Thủy điện ở Việt Nam nói chung. Một vài năm gần đây ở Việt Nam sử dụng BTĐL trong xây dựng các công trình Thủy lợi Thủy điện phát triển rất mạnh. Các loại vật liệu dùng để chế tạo BTĐL cũng rất đa dạng và phong phú. Trong vật liệu sử dụng cho BTĐL ngoài các vật liệu cơ bản như xi măng cát đá nước thì phụ gia khoáng và phụ gia hóa học cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thiết kế và thi công BTĐL. Bê tông đầm lăn được xem là bước phát triển đột phá trong công nghệ thi công đập bởi các ưu điểm nổi bật của nó như sử dụng ít xi măng chỉ bằng khoảng 25-30 so với bê tông thường tốc độ thi công nhanh nên giảm giá thành giảm chi phí cho các kết cấu phụ trợ giảm chi phí cho biện pháp thi công do vậy hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn. Công nghệ BTĐL đặc biệt hiệu quả khi áp dụng cho xây dựng đập bê tông trọng lực. Khối lượng bê tông được thi công càng lớn thì hiệu quả áp dụng công nghệ BTĐL càng cao. Việc lựa chọn phương án thi công đập bằng công nghệ BTĐL thường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với đập bê tông thường và đập đất đắp. Tuy nhiên nhược điểm của BTĐL là chống thấm kém. Vì vậy các đập bê tông đầm lăn kiểu cũ chỉ sử dụng BTĐL làm lõi đập bao bọc xung quanh là lớp vỏ bê tông thường có khả năng chống thấm dày từ 2 đến 3m. Kết cấu đập kiểu 1 Đại học Thủy lợi này thường gọi là vàng bọc bạc . Nó được sử dụng phổ biến ở hầu hết các nước cho đến cuối thế kỷ XX. Kết quả khảo sát một số công trình đã hoàn thành đang thi công và chuẩn bị thi công