Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đập hoặc tường chắn có trụ chống là dạng kết cấu được sử dụng rộng rãi trong các công trình thủy lợi, thủy điện. Kết cấu dạng này có độ mảnh lớn theo phương ngang nên khả năng của chúng chịu tải trọng, đặc biệt là tải trọng động theo phương này kém hơn so với khi chịu tải trọng theo các phương khác. Nội dung của bài báo này đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của một số kết cấu gia tăng độ cứng đến khả năng kháng chấn theo phương ngang của đập bê tông trụ chống. | CIE ẢNH HUÚNG CỦA MỘT SỐ KẼT CẤU GIA TĂNG BỘ CÚNG BẾN KHẢ NĂNG KHANG THEO PHUONG NGANG CỦA BẬP BÊ TtaG THỤ CHỐNG Nguyễn Ngọc Thắng1 Tóm tắt Đập hoặc tường chắn có trụ chống là dạng kết cấu được sử dụng rộng rãi trong các công trình thủy lợi thủy điện. Kết cấu dạng này có độ mảnh lớn theo phương ngang nên khả năng của chúng chịu tải trọng đặc biệt là tải trọng động theo phương này kém hơn so với khi chịu tải trọng theo các phương khác. Nội dung của bài báo này đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của một số kết cấu gia tăng độ cứng đến khả năng kháng chấn theo phương ngang của đập bê tông trụ chống. Từ khóa Đập trụ chống độ cứng động đất kháng chấn ứng suất phương ngang 1. Các kết cấu gia tăng độ cứng theo phương ngang của đập trụ chống 1 3 1 Tại các khu vực có nguy cơ động đất để tăng khả năng chịu tải trọng theo phương ngang phương tuyến đập của đập trụ chống người ta bố trí các kết cấu gia tăng độ cứng theo phương này dưới dạng tường trụ chống kép thanh giằng khi khẩu độ không quá lớn và trụ chống mỏng hoặc các vách cứng trong trường hợp trụ chống rỗng. Sự cần thiết của việc bố trí các kết cấu gia tăng độ cứng phụ thuộc vào các điều kiện thực tế của công trình chiều cao của đập chiều dày của trụ chống hoạt động địa chấn của vùng xây dựng công trình. . Các sườn và vách cứng thường bố trí theo phương thẳng đứng hoặc song song với mái hạ của trụ chống. Các thanh giằng thẳng dầm giằng thường bố trí thành các hàng song song với mái hạ của trụ chống. Liên kết giữa thanh giằng và trụ chống thường là liên kết ngàm hoặc liên kết khớp. Nếu mái thượng lưu được chia thành từng khoang nên bố trí liên kết khớp giữa thanh giằng và trụ chống. Các thanh giằng có thể thẳng dầm giằng hoặc cong vòm giằng . Trong một khoang người ta bố trí hoặc toàn bộ dầm giằng hoặc toàn bộ vòm giằng. Nội dung bài báo trình bày kết quả nghiên cứu và so sánh ảnh hưởng của kết cấu gia tăng độ cứng theo phương ngang dưới dạng dầm giằng vòm giằng đến khả năng kháng chấn trạng thái ứng suất - biến dạng của đập