Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong 143 năm trị vì đất nước, bên cạnh những quy chuẩn pháp luật trong bộ máy hành chính, triều đình nhà Nguyễn còn tổ chức các lễ tế hay ban hành những lễ tục mang tính giáo dục nhân dân ý thức chăm lo lao động, sản xuất. Tục tế trâu đất và Mang thần là một trong những tục lệ đáng quý đó. | Trong 143 năm trị vì đất nước bên cạnh những quy chuẩn pháp luật trong bộ máy hành chính triều đình nhà Nguyễn còn tổ chức các lễ tế hay ban hành những lễ tục mang tính giáo dục nhân dân ý thức chăm lo lao động sản xuất. Tục tế trâu đất và Mang thần là một trong những tục lệ đáng quý đó. Sách khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ ghi lại rằng Mang thần và trâu đất là lễ đời cổ để khuyên cày lại là việc đầu xuân có quan hệ đến gốc lớn của sinh dân. nguyên là ý chăm việc làm ruộng khuyên bảo giúp đỡ ở Kinh thành đã cử hành trước thì các địa phương cũng nên tuân làm tất cả. 2 . Để chuẩn bị cho lễ tế trâu đất và Mang thần triều đình nhà Nguyễn giao trách nhiệm cho Khâm Thiên Giám và ty Vũ Khố hàng năm đến ngày thìn sau ngày đông chí tổ chức cho hàng thợ thầy đến lấy đất và nước ở Phương thần Tuế đức về làm 3 con trâu đất và 3 vị Mang thần dùng cây dâu cây giá để làm thai cốt. Quan viên các địa phương phải đốc thúc ty Chiêm hậu mang thợ đến Phương thần Tuế đức lấy đất và nước về làm 1 con trâu đất và 1 vị Mang thần 3 . Theo quy định của triều Nguyễn trâu đất có mình cao 4 thước nhà Chu bằng 1 thước 9 tấc 2 phân để tượng trưng cho 4 mùa chiều dài từ đầu đến đuôi trâu là 8 thước nhà Chu để tượng trưng cho 8 tiết 4 . Đuôi trâu dài 1 thước 2 tấc để tượng trưng 12 tháng đuôi phẩy về bên tả hay hữu căn cứ vào năm âm hoặc năm dương 5 . Nếu năm đó nhằm năm dương thì đuôi trâu phẩy về bên tả và ngược lại. Năm dương thì miệng trâu há và ngược lại. Tế trâu dưới triều .