Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chính phủ sẽ mở rộng mô hình thuê tổng giám đốc, kể cả với người nước ngoài, để điều hành doanh nghiệp nhà nước và xem đó là một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chủ trương này được Chính phủ đưa ra trong “Chương trình hành động của Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006 – 2010”, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành ngày 15/11 vừa qua | Sẽ mở rộng mô hình thuê tổng giám đốc Chính phủ sẽ mở rộng mô hình thuê tổng giám đốc kể cả với người nước ngoài để điều hành doanh nghiệp nhà nước và xem đó là một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chủ trương này được Chính phủ đưa ra trong Chương trình hành động của Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành ngày 15 11 vừa qua. Đây là một mô hình mới còn nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau khi triển khai trên thực tế. Tuy nhiên có một giá trị được đề cao là hiệu quả từ mô hình này đối với doanh nghiệp đặc biệt là khẳng định rõ tài năng của người lao động người đứng đầu trong quản lý điều hành. Chính phủ xác định đây là một mô hình mới nên việc triển khai sẽ được thí điểm đúc rút kinh nghiệm và mở rộng trong thời gian tới. Điểm đáng chú ý trong mô hình này là Chính phủ không phân biệt tổng giám đốc là người Việt Nam hay người nước ngoài. Tất nhiên khi triển khai trên thực tế các tiêu chí lựa chọn đối tượng để thuê sẽ được xây dựng theo đặc thù của mỗi doanh nghiệp. Và đây là một quá trình khó khăn. VnEconomy cũng từng đề cập đến một trường hợp triển khai thí điểm thuê tổng giám đốc điều hành nhưng tới 7 lần dự thảo và sửa đổi vẫn chưa hoàn thiện được quy chế. Trong Chương trình hành động của Chính phủ tầm quan trọng của mô hình thuê tổng giám đốc điều hành được đặt ngang với nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản trị doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý nằm trong nhiệm vụ chủ yếu thứ hai của Chính phủ từ nay đến năm 2010. 8 nhiệm vụ chủ yếu còn lại đề cập đến yêu cầu rà soát phân loại để sắp xếp đổi mới các tập đoàn kinh tế tổng công ty công ty nhà nước cũng như tăng cường đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch lộ trình sắp xếp cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã được phê duyệt. Chính phủ cũng tiếp tục khẳng định sẽ đẩy nhanh tiến độ mở rộng diện cổ phần hoá công ty nhà nước trong đó tập trung chỉ đạo cổ