Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án nghiên cứu và làm rõ thêm những vấn đề lý luận và chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO, phân tích đúng và khách quan hiện trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU. | 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cấp thiết của đề tài luận án Ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang trở thành một xu thế khách quan. Các quốc gia dân tộc không còn cách lựa chọn nào khác là hội nhập để cùng tồn tại và phát triển. Là một quốc gia đi lên từ xuất phát điểm thấp Việt Nam sớm nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam đã thể hiện quyết tâm thực hiện tự do hoá thương mại và coi đây là ưu tiên hàng đầu trong chương trình cải cách của mình. Việt Nam đã đạt được nhiều thỏa thuận trong đàm phán thương mại song phương đa phương với các đối tác chiến lược như Hoa Kỳ EU. và đặc biệt là sự kiện Việt Nam đã kết thúc thành công tốt đẹp trong đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới -WTO và trở thành thành viên của tổ chức này năm 2007. Tham gia WT0 Việt Nam đã ký kết các thỏa thuận trong điều chỉnh chính sách thương mại với lộ trình được xác định. Trong bối cảnh mới của quốc tế và điều kiện kinh tế trong nước cần phải có chính sách thúc đẩy xuất khẩu hợp lý để tăng cường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường quốc tế nói chung và đặc biệt là thị trường xuất khẩu trọng điểm và chủ lực của Việt Nam - thị trường EU nói riêng. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU đang được chi phối bởi quá trình đàm phán về Hiệp định thương mại tụ do giữa Việt Nam và EU VE FTA đang diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện các cam kết với WT0 đã và đang có những tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung cũng như hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU nói riêng. Liên minh Châu Âu là một đối tác truyền thống lớn nhất và tiềm năng đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Với 28 quốc gia thành viên dân số trên 500 triệu người GDP đạt khoảng 15 nghìn tỷ USD chiếm 27 GDP thế giới chiếm 45 thương mại và 47 đầu tu trực tiếp ra toàn cầu1. Trong những năm qua trước khi Việt Nam chính thức trở thành .