Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong nghiên cứu này, mô hình RAMS được sử dụng để mô phỏng lại giai đoạn bùng nổ gió mùa mùa hè Nam Bộ trong các năm 1998, 1999, 2001, 2004 và 2010 nhằm xây dựng các chỉ số xác định ngày bùng nổ gió mùa cho khu vực này. Kết quả cho thấy các chỉ số mô phỏng bởi RAMS đã mô phỏng thành công sự xuất hiện của trường mưa và những tín hiệu chuyển mùa của hệ thống hoàn lưu gió mùa mùa hè quy mô lớn. So với giá trị mưa quan trắc, RAMS cho kết. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29 Số 1S 2013 187-195 Xây dựng chỉ số xác định ngày bùng nổ gió mùa mùa hè ở Nam Bộ sử dụng mô hình số với số liệu tái phân tích Bùi Minh Tuân Nguyễn Minh Trường Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN 334 Nguyễn Trãi Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 01 tháng 4 năm 2013 Chấp nhận xuất bản ngày 29 tháng 4 năm 2013 Tóm tắt. Trong nghiên cứu này mô hình RAMS được sử dụng để mô phỏng lại giai đoạn bùng nổ gió mùa mùa hè Nam Bộ trong các năm 1998 1999 2001 2004 và 2010 nhằm xây dựng các chỉ số xác định ngày bùng nổ gió mùa cho khu vực này. Kết quả cho thấy các chỉ số mô phỏng bởi RAMS đã mô phỏng thành công sự xuất hiện của trường mưa và những tín hiệu chuyển mùa của hệ thống hoàn lưu gió mùa mùa hè quy mô lớn. So với giá trị mưa quan trắc RAMS cho kết quả mô phỏng cho ngày xuất hiện mưa chính xác trong những năm La Nina và sớm hơn 1 ngày trong những năm El Nino. So với số liệu tái phân tích của NCAR NCEP RAMS cũng nắm bắt rất tốt sự thay đổi của chỉ số gió tây và chỉ số gradient kinh hướng của nhiệt độ trong giai đoạn này. Tuy nhiên RAMS thường mô phỏng mưa thiên thấp trong những năm El Nino và thiên cao trong những năm La Nina. Từ khóa Bùng nổ gió mùa chỉ số bùng nổ gió mùa hoàn lưu khí quyển qui mô lớn. 1. Mở đầu Là hệ thống hoàn lưu thống trị vùng khí quyển nhiệt đới gió mùa Châu Á có sự chuyển tiếp rất đột ngột từ hình thế mùa đông sang hình thế mùa hè. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng giai đoạn bùng nổ gió mùa mùa hè đầu tiên của hệ thống này được đặc trưng bởi sự hình thành của đối lưu sâu và sự đảo ngược của trường gió tại vịnh Bengal bán đảo Đông Dương và Biển Đông vào khoảng nửa đầu của tháng Năm He et al. 1987 1 Matsumoto 1992 2 Murakami và Matsumoto 1994 3 Lau và Tác giả liên hệ. ĐT 84-912075253 E-mail truongnm@vnu.edu.vn Yanh 1997 4 . Theo sau giai đoạn này là sự hình thành của gió mùa mùa hè Đông Á và gió mùa mùa hè Ân Độ. Tuy nhiên khu vực Nam Bộ bán đảo Đông .