Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng Vi sinh đại cương do GV: Phạm Thị Thúy Nga biên soạn giúp các bạn tìm hiểu vi sinh vật là những sinh vật rất nhỏ, đơn bào hoặc đa bào nhưng rất kém phân hóa, trong hệ thống phân loại tổng quát, vi sinh vật được xếp vào các nhóm vi sinh vật nhân nguyên (prokaryotic) gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, mycoplasma, vi khuẩn lam (tảo lam),. bài giảng để nắm thêm được các kiến thức bổ ích và cần thiết. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BÀI GIẢNG VI SINH ĐẠI CƯƠNG Giáo viên Phạm Thị Thúy Nga Bộ môn Sinh học nghề cá - 2008 - CHƯƠNG I ĐỐI TƯỢNG VÀ LƯỢC SỬ NGÀNH VI SINH HỌC I. ĐỐI TƯỢNG NGÀNH VI SINH HỌC Vi sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về cấu tạo và đời sống của vi sinh vật. Vi sinh vật là những sinh vật rất nhỏ đơn bào hoặc đa bào nhưng rất kém phân hóa. Trong hệ thống phân loại tổng quát vi sinh vật được xếp vào các nhóm vi sinh vật nhân nguyên prokaryotic gồm vi khuẩn xạ khuẩn mycoplasma vi khuẩn lam tảo lam . vi sinh vật nhân thực eukaryotic gồm nấm tảo . và sau này thêm nhóm virút là các vi sinh vật có mức độ tiến hóa thấp nhất. Vi sinh học hiện đại nghiên cứu từng nhóm đối tượng riêng biệt như virút học virology vi khuẩn học bacteriology khuẩn học hay nấm học mycology tảo học algology . Về mặt ứng dụng ngành vi sinh học gồm có vi sinh học công nghiệp vi sinh học thực phẩm vi sinh học y học vi sinh học thú y bệnh lý thực vật plantpathology vi sinh vật đất vi sinh học nước vi sinh học không khí vi sinh học dầu hỏa. II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VI SINH VẬT Các loài vi sinh vật có chung những đặc điểm sau đây - Kích thướ c nhỏ bé - Hấp thu nhiều chuyển hóa nhanh - Sinh trưởng nhanh phát triển mạnh - Năng lực thích ứng mạnh và dễ phát sinh biến dị - Phân bố rộng chủng loại nhiều III. VỊ TRÍ CỦA VI SINH VẬT TRONG SINH GIỚI Việc phân loại các nhóm vi sinh vật được bắt đầu bởi Các Linê Carl Linne về sau vi sinh vật được phân trong các giới sinh vật như sau theo Trần Thế Tương 1 .Nhóm giới sinh vật phi bào a. Giới Virus 2. Nhóm giới sinh vật nhân nguyên thủy b. Giới Vi khuẩn c. Giới Vi khuẩn lam Tảo lam 3. Nhóm giới sinh vật nhân thực d. Giới Nấm e .Giới Thực vật f. Giới Động vật IV. VAI TRÒ CỦA VI SINH vẬt Vi sinh vật tham gia tích cực vào quá trình phân giải các chất hữu cơ biến chúng thành CO2 và các hợp chất vô cơ cung cấp dinh dưỡng cho tảo cây trồng. Các vi sinh vật cố định nitơ thực hiện quá trình biến khí nitơ trong không khí thành hợp chất .