Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
KIẾN TRÚC NGÔI CHÙA TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong lúc văn hóa Hán thâm nhập bằng bạo lực, thì từ đầu Công nguyên cùng với sự giao lưu kinh tế với Ấn Độ, nhân dân ta tiếp nhận sự thâm nhập hòa bình của đạo Phật, lấy Phật giáo làm ngọn cờ và vũ khí đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng. Phật giáo muốn tuyên truyền phải có giáo đường, ở giai đoạn đầu có thể chỉ là những am miếu thờ Phật. Đầu thế kỷ III, Khương Tăng Hội gọi những kiến trúc Phật giáo ở ta là “Miếu đường” hoặc “Tông miếu”, gợi lên những điện. | KIẾN TRÚC NGÔI CHÙA TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM Trong lúc văn hóa Hán thâm nhập bằng bạo lực thì từ đầu Công nguyên cùng với sự giao lưu kinh tế với Ân Độ nhân dân ta tiếp nhận sự thâm nhập hòa bình của đạo Phật lấy Phật giáo làm ngọn cờ và vũ khí đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng. Phật giáo muốn tuyên truyền phải có giáo đường ở giai đoạn đầu có thể chỉ là những am miếu thờ Phật. Đầu thế kỷ III Khương Tăng Hội gọi những kiến trúc Phật giáo ở ta là Miếu đường hoặc Tông miếu gợi lên những điện thờ tổ tiên theo tín ngưỡng nguyên thủy mà người Việt rất mực coi trọng cho đến thế kỷ V VI thư tịch cho biết trên đất Giao Châu đã có tới hai mươi Chùa Tháp. Từ cuối thế kỷ VI với sự phát triển của dòng Tì Ni Đà Lưu Chi Phật giáo do dung hợp các tín ngưỡng dân gian để đi sâu vào quần chúng và do đó Chùa Tháp phải được xây dựng khá nhiều. Nhưng cũng do nó hội nhập đủ thứ thần linh bản địa mà cho đến hết thời Bắc thuộc Chùa Tháp vẫn chưa có được một mẫu hình chuẩn còn tự phát tùy theo tập tục địa phương. Những ngôi Chùa dựng trong suốt thời Bắc thuộc cho đến nay không để lại dấu vết gì ngoài những ghi chép vắn tắt của thư tịch. Trải qua giai đoạn đầu của thời kỳ tự chủ ở thế kỷ X trong bước quá độ xây dựng đất nước các sư Tăng đã là những trí thức tiêu biểu phục vụ đắc lực cho chính quyền trung ương tập quyền đặc biệt đã chuẩn bị tích cực cho việc thành lập nhà Lý. Và nhà Lý đã tạo mọi thuận lợi cho Phật giáo trở thành quốc giáo. Nhưng Phật giáo đời Lý với ba dòng Thiền là Quán Bích Tì Ni Đa Lưu Chi và Thảo Đường có khuynh hướng tu hành và đối tượng phát triển khác nhau cũng tất yếu dẫn đến các hình thức điện thờ Phật khác nhau. Theo sử gia Lê Văn Hưu trong nước chỗ nào cũng có Chùa hay như Nho thần Lê Quát ở bia Chùa Thiệu Phúc thì chỗ nào có người ở tất có Chùa thờ Phật . Và cụ thể hơn như bia Chùa Linh Xứng Hễ có cảnh đẹp núi non thì không nơi nào không xây dựng Chùa chiền . Xây dựng ở nơi thắng cảnh nên Chùa Tháp thời Lý phần lớn là những danh Lam. Nhà Lý dựa vào số tự điền và

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.