Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu thực trạng, những thuận lợi, khó khăn của sản xuất cây mía để từ đó đề xuất một số giải phát phát triển cây mía trên địa bàn tỉnh Bình Định đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập và phát triển bộ mặt nông thôn của tỉnh. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ XUÂN THANH PHÁT TRIỂN CÂY MÍA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành Kinh tế Phát triển Mã số 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nằng - Năm 2012 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học TS. Ninh Thị Thu Thủy Phản biện 1 TS. Lê Bảo Phản biện 2 TS. Nguyễn Duy Thục Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nằng vào ngày 05 tháng 01 năm 2013 Có thể tìm hiểu luận văn tại - Trung tâm Thông tin - Học liệu Đại học Đà Nằng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nằng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bình Định là một tỉnh đang trên đà phát triển cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã làm cho đất canh tác nông nghiệp bị thu hẹp. Với một lượng khá lớn dân số sống phụ thuộc vào nông nghiệp thì để nâng cao đời sống cho bộ phận nông dân chuyên thâm canh về một loại cây trồng việc phát triển nông nghiệp trong đó phát triển cây mía là một yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao mức thu nhập cho hộ nông dân trồng mía. Năm 2003 UBND tỉnh đã phê duyệt dự án Quy hoạch vùng nguyên liệu mía thâm canh tỉnh Bình Định giai đoạn 2003-2010 nhằm đảm bảo nguyên liệu mía ổn định phục vụ cho Nhà máy chế biến Đường Bình Định theo đó mục tiêu đến năm 2010 diện tích quy hoạch trồng mía ở 04 huyện Tây Sơn An Nhơn Vĩnh Thạnh và Vân Canh là 6.000 ha 5.000 ha mía đứng năng suất mía bình quân đạt 70 tấn ha sản lượng 350.000 tấn mía trong đó diện tích mía tưới 4.000 ha và năng suất bình quân đạt 90 tấn ha. Tuy nhiên thời gian qua diện tích vùng nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh có xu hướng ngày càng giảm năng suất mía bình quân năm 2010 đạt 54 3 tấn ha bình quân toàn tỉnh 53 5 tấn ha đã ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng mía làm cho nông dân chưa thật sự gắn bó với cây mía sản lượng mía không đủ cung cấp cho nhà máy chế biến. Nguyên nhân của tình trạng trên là do việc tổ chức sản xuất còn nhiều bất cập không theo quy hoạch vùng trồng mía .