Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề kiểm tra học kì 2 môn "Lịch sử 8 - Trường THCS Hiệp Phước, Đồng Nai" có cấu trúc gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu tự luận trong thời gian làm bài 45 phút, để củng cố lại kiến thức của mình và làm quen với dạng đề thi. | TRƯỜNG THCS HIỆP PHƯỚC NHƠN TRẠCH - ĐồNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 Thời gian làm bài 45 phút I. Trắc nghiệm khách quan 3điểm Câu 1 Khoanh tròn chỉ 1 chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 2đ. 1. Khởi nghĩa Yên Thế là A. Phong trào của nông dân B. Phong trào Cần Vương C. Phong trào của binh lính D. Phong trào của dân tộc ít người 2. Hiệp ước kết thúc sự tồn tại của triều đình Huế với tư cách là một quốc gia độc lập là A. Hiệp ước Nhâm Tuất B. Hiệp ước Giáp Tuất C. Hiệp ước Pa- tơ- nốt D. Hiệp ước Hác - măng 3. Người khởi xướng phong trào Đông Du là A. Phan Châu Trinh B. Phan Bội Châu C. Huỳnh Thúc Kháng D. Lương Văn Can 4. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai vào năm A. 1880 B. 1882 C. 1883 D. 1884 5. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào năm A. 1911 B. 1912 C. 1913 D. 1914 6. Nguyên nhân sâu xa đê thực dân Pháp xâm lược nước ta là A. Bảo vệ đạo Gia tô B. Khai hoá văn minh cho người Việt. C. Chiếm Việt Nam làm thuộc địa và căn cứ quân sự. D. Trả thù triều đình Huế làm nhục quốc thể Pháp 7. Khởi nghĩa Bãi Sậy trong phong trào Cần Vương nổ ra tại A. Thanh Hoá B. Thanh Hoá Nghệ An Hà Tĩnh C. Hưng Yên D. Bắc Giang 8. Quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội lần thứ nhất vào ngày A. 20 11 1873 B. 21 11 1873 C. 22 11 1873 D. 22 12 1874 Câu 2 Hãy nối thời gian với sự kiện t ong ứng cho đúng 1đ Thời gian Sự kiện lịch sử a. 1 9 1858 1 .Pháp nổ súng chiếm Hà Nội lần thứ nhất b. 10 12 1861 2.Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam c.20 11 1873 3.Hiệp ước Nhâm Tuất d. 19 5 1883 4.Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt tàu Hy vọng của Pháp 5.Ri- vi- e bị bỏ mạng tại Cầu Giấy II. Tự luận 7đ Câu 3 Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào 2 đ Câu 4 Nguyên nhân diễn biến cuộc phản công của phe chủ chiến tại kinh thành Huế 3đ Câu 5 Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đối với kinh tế - xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX. 2đ