Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết "Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hoá" trình bày về vốn xã hội, tác động của đô thị hóa và việc sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô, một số kết luận về việc sử dụng vốn xã hội,. | Xã hội học thực nghiệm Xã hộ học số 4 - 2007 37 Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hoá Nguyễn Duy Thắng Giới thiệu Đô thị hoá là một quy luật tất yếu của sự phát triển. Nó không chỉ là sự tập trung dân số vào khu vực đô thị mà còn là một quá trình biến đổi kinh tế - xã hội phức tạp. Cũng như các nước đang phát triển đô thị hoá ở Việt Nam đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh đặc biệt từ sau 1995. Là khu vực cận kề với thành phố vùng ven đô của Hà nội cũng như của một số thành phố lớn khác trong cả nước đang chịu tác động mạnh của đô thị hoá. Trong 10 năm qua diện tích đất nông nghiệp của nông dân ven đô đang dần bị thu hẹp để nhường chỗ cho những khu công nghiệp công nghệ cao khu đô thị mới khu vui chơi giải trí và du lịch sinh thái. Đô thị hoá để phát triển nhưng đô thị hoá cũng tạo ra sức ép và thách thức cho nông dân ven đô. Một bộ phận lớn dân cư làm nông nghiệp bị mất việc làm do bị thu hồi đất sản xuất dẫn đến phải chuyển đổi nghề. Bởi vậy các hộ nông dân cần phải xây dựng cho mình một chiến lược sinh kế để thích ứng với sự thay đổi đó. Một cuộc nghiên cứu ở 4 phường xã ven đô Hà Nội do Phòng Xã hội học Đô thị Viện Xã hội học thực hiện trong khuôn khổ dự án SEARUSYN hợp tác giữa Viện Xã hội học với các trường Đại học Wagenigen Hà Lan Nanjing Trung Quốc và Nông nghiệp I Hà Nội nhằm tìm hiểu các tác động của quá trình đô thị hoá đến đời sống và sản xuất của các hộ nông dân như thế nào và chiến lược sinh kế của họ để tránh rủi ro bị rơi vào nghèo khổ. Bài viết này tập trung phân tích việc sử dụng Vốn xã hội của các hộ gia đình trong chiến lược sinh kế của họ dưới tác động của đô thị hóa. I. Vốn xã hội 1.1. Khái niệm Vốn xã hội Có nhiều định nghĩa khác nhau về Vốn xã hội VXH song nhìn chung VXH được xem như là tập hợp các mối quan hệ của mỗi cá nhân trong các mạng lưới xã hội và khả năng tạo ra các mối quan hệ mới của mỗi cá nhân đó. VXH của mỗi cá nhân được tích luỹ trong quá trình xã hội hoá của họ