TAILIEUCHUNG - Báo cáo: Đánh giá khả năng thích nghi của một số giống sắn tại một số tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

Báo cáo: Đánh giá khả năng thích nghi của một số giống sắn tại một số tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên nhằm nghiên cứu cơ cấu giống sắn phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái để thâm canh nâng cao năng suất và sản lượng sắn cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Mời bạn đọc cùng tham khảo. | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA MỘT SỐ GIỐNG SẮN TẠI MỘT SỐ TỈNH THUỘC VÙNG ĐÔNG NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN Trần Công Khanh1 Hoàng Kim2 Nguyễn Hữu Hỷ1 Võ Văn Tuấn1 TÓM TẤT Nghiên cứu chỉ số thích nghi và chỉ số ổn định của một số giống sắn nhằm xác định giống sắn có năng suất cao thích hợp với một số tỉnh trồng sắn thuộc vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Kết quả khảo nghiệm bộ giống sắn qua hai năm 2009 và 2010 cho thấy giống sắn KM140 đạt năng suất củ tươi trung bình cao nhất trên 5 điểm 38 98 tấn ha kế đến là KM98- 5 36 80 tấn ha cao hơn so với năng suất củ tươi của giống sắn đối KM94 32 38 tấn ha . Phân tích tương tác giữa kiểu gen và môi trường GxE bởi mô hình toán học của Eberhart và Russell 1966 và phân nhóm kiểu gen các giống sắn theo môi trường khảo nghiệm bằng mô hình AMMI cho thấy ggiống sắn KM140 và KM98-5 cho năng suất cao thích nghi với môi trường canh tác thuận lợi giống sắn KM94 cho năng suất ổn định và thích nghi rộng. Đề nghị cho áp dụng rộng rãi hai giống sắn KM98- 5 và KM140 trong sản xuất cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. 1. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam 2. Trường Đại học Nông Lâm Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh 1 THIỆU Sắn Manihot esculenta Crantz là cây lương thực quan trọng đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau lúa gạo và lúa mì. Tại châu Á châu Phi và châu Mỹ Latin gần 1 tỷ người đang sử dụng sắn như là nguồn lương thực chủ yếu nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Sản phẩm của sắn là nguồn nguyên liệu quan trọng hàng đầu để chế biến nhiên liệu sinh học đồng thời cũng là cây thức ăn gia súc cây hàng hoá xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt bánh kẹo mì ăn liền và các sản phẩm thiết thực trong đời sống hằng ngày Hoàng Kim Anh và ctv 2004 . Cây sắn có nguồn gốc ở Nam Mỹ sau đó được du nhập vào châu Phi và châu Á đến nay sắn được trồng ở trên 100 nước nhiệt đới từ 300 N đến 300 S của ba châu lục nói trên Bùi Huy Đáp 1987 . Các nhà khoa học cho rằng việc tăng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.