TAILIEUCHUNG - Báo cáo: Bình Dương - Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế ngành dệt may từ góc nhìn của đô thị vệ tinh

Báo cáo "Bình Dương - Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế ngành dệt may từ góc nhìn của đô thị vệ tinh" đánh giá thực trạng các hoạt động liên quan đến lĩnh vực dệt may, thời trang diễn ra tại các địa phương trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng và thị trường khu vực và thế giới, thông qua một thang đo lường chung được xây dựng là chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa phương. Hy vọng nội dung bài báo cáo là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn. | Australian Government AusAID B-WTO BAO CAO BÌNH DƯƠNG - NĂNG Lực HỘI NHẬP KINH TẾ QUOC TÉ TỪ GÓC NHÌN CỦA ĐÔ THỊ VỆ TINH 2013 LỜI NÓI ĐẦU Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế ngành Dệt may - Thời trang theo địa phương là kết quả chi tiết và tiếp nối của Báo cáo đánh giá Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương PEII 2013 thông qua một thang đo lường chung Chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa phương . Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế ngành Dệt may - Thời trang theo địa phương đánh giá thực trạng các hoạt động liên quan đến lĩnh vực Dệt may- Thời trang quy mô doanh nghiệp vốn nguồn lực nhập khẩu nguyên vật liệu thiết bị máy móc chi phí giá thành chi phí nhân công. diễn ra tại các địa phương trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng và thị trường khu vực và thế giới thông qua một thang đo lường chung được xây dựng là Chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa phương . Mục tiêu chính của Báo cáo nhằm xác định được mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương có liên quan đến lĩnh vực Dệt may- Thời trang cũng như đánh giá các tác động hội nhập của mỗi địa phương đến việc tăng trưởng phúc lợi cho người dân và phát triển kinh doanh doanh nghiệp. Bên cạnh đó Báo cáo cũng đưa ra đánh giá sự phù hợp giữa năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của ngành Dệt may- Thời trang Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu gắn với tầm nhìn chiến lược của địa phương để từ đó giúp các địa phương đưa ra các điều chỉnh cần thiết cho việc thu hút nguồn lực góp phần phát triển bền vững. 2 Quan trọng hơn cả nhóm nghiên cứu muốn cung cấp một cách nhìn rõ ràng và toàn diện về vấn đề hội nhập của địa phương và đi đến một thống nhất chung cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội với các điều kiện hội nhập đặc thù của mỗi địa phương. Dựa trên phương pháp tư duy hệ thống khái quát hóa các dòng vật chất dịch chuyển giữa một địa phương được giới hạn bởi biên giới của địa phương với phần còn lại của thế giới địa phương khác và quốc tế để xem xét mức độ thu hút các nguồn lực dịch .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.