TAILIEUCHUNG - Báo cáo " Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với công nghệ sinh học - pháp luật và thực tiễn của Châu Âu và Hoa Kỳ "

Các luật này có nội dung chính là điều chỉnh các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên biệt nhưng trong đó có một hoặc một số điều luật xác định những hành vi bị coi là vi phạm và tội phạm cũng như quy định các biện pháp xử lí kèm theo, trong đó có hình phạt. . | NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT Nước NGOÀI BẢO HỘ QUYỀN SỞ HŨU TRÍ TỤỆ Đối VỚI CÔNG NGHỆ SINH HỌC -PHÁP LUẬT VÀ IHỤC HỄN CỦA CHÂU Âu VÀ HOA KÌ Công nghệ sinh học nói chung và pháp luật trong lĩnh vực công nghệ sinh học nói riêng là vấn đề rất rộng và phức tạp. Trong phạm vi bài viết này tác giả chỉ tập trung vào những vấn đề pháp lí cơ bản liên quan đến công nghệ sinh học bao gồm Cơ sở pháp lí cho việc bảo hộ công nghệ sinh học và thực tiễn bảo hộ công nghệ sinh học. Pháp luật và thực tiễn bảo hộ được đề cập trong bài viết này là những quy định pháp luật và các án lệ của Liên minh châu Âu và Hoa Kì. Bởi vì ở Liên minh châu Âu cũng như Hoa Kì công nghệ sinh học hình thành sớm nhất và phát triển nhất hơn nữa cơ sở pháp lí cho lĩnh vực này cũng hoàn thiện nhất. 1. Cơ sở pháp lí cho việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với công nghệ sinh học . Các điều ước quốc tế Các điều ước quốc tế bảo hộ các sáng chế về công nghệ sinh học được hình thành từ rất sớm. Mặc dù các điều ước này không quy định đầy đủ cụ thể những nội dung liên quan đến công nghệ sinh học mà dành quyền này cho các nước thành viên tuy nhiên những điều ước này tạo cơ sở pháp lí Ths. NGUyẾN NH-QUỲNH cho quốc gia thành viên bảo hộ các sản phẩm là kết quả của công nghệ sinh học và các quy trình công nghệ sinh học. Những công ước quốc tế cơ bản nhất liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học bao gồm Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1883 Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới Công ước UPOV năm 1961 Hiệp ước Budapest về việc thừa nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về sáng chế năm 1977 Công ước về đa dạng sinh học năm 1992 Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ TRIPs năm 1997. Các sản phẩm và quy trình công nghệ sinh học được bảo hộ với danh nghĩa là những sáng chế công nghệ sinh học. Bởi vậy mặc dù Công ước Paris - công ước quốc tế đầu tiên về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp - không đề cập công nghệ sinh học mà chỉ đề cập sáng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.