TAILIEUCHUNG - Báo cáo " Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền của phụ nữ theo CEDAW "

Có thể thấy những người được miễn đào tạo nghề công chứng đều là những người có kiến thức pháp luật chuyên sâu đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn để hành nghề công chứng. Nhưng chúng tôi cho rằng mỗi ngành nghề pháp lí có yêu cầu riêng về kĩ năng và kinh nghiệm vì thế nếu những người được miễn đào tạo nghề công chứng đồng thời được miễn tập sự hành nghề công chứng có thể dẫn đến việc người đó chưa có đủ các kĩ năng và kinh nghiệm cần thiết để hoạt động công. | Pháp luật hĩnh sự và tổ tụng hĩnh sựViệt Nam với việc thục hiện CEDAW PHẤP LUẬT HÌNH Sư VIỆT NAM VCH VIỆC BÀO ĐẪM QUYÊN BÌNH đẲnG của phu nữ rs. DƯƠNG ruyẾT MIỀN Quyền con người của phụ nữ là vấn đề luôn được quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mặc dù quyền lợi và địa vị của người phụ nữ được cải thiện đáng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai nhưng trên thực tế ở nhiều nơi trên thế giới sự phân biệt đối xử cũng như hành hạ ngược đãi bóc lột tàn bạo người phụ nữ vẫn còn tồn tại. Phụ nữ tuy chiếm tỉ lệ cao hơn so với nam giới thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong đó có chức năng sinh sản duy trì nòi giống và nuôi dưỡng con cái và có thể tham gia tốt nhiều hoạt động xã hội khác nhưng họ vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi. Theo thống kê của Liên hợp quốc phụ nữ chiếm đa số trong những người nghèo khổ của thế giới và số phụ nữ nông thôn nghèo túng đã tăng thêm lên 50 kể từ sau năm 1975 trở lại đây. Phụ nữ ở châu Á châu Phi phải làm việc nhiều hơn nam giới 13 giờ một tuần. Trên toàn thế giới phụ nữ có thu nhập ít hơn từ 30 đến 40 so với nam giới trong những công việc như nhau. Số phụ nữ nắm giữ các cương vị quản lí hành chính nhà nước chỉ chiếm 10 còn trong các cương vị quản lí sản xuất thì chưa đến 20 . Trước bối cảnh đó việc chấm dứt sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ cải thiện địa vị và đảm bảo sự bình đẳng tiến bộ của phụ nữ là việc làm vô cùng cần thiết. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới kí phê chuẩn và gia nhập Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ kí vào ngày 29 7 1980 phê chuẩn vào ngày 27 11 1981 . Tuân thủ quy định của Công ước trong những năm qua Việt Nam đã tích cực nội luật hoá các quy định của Công ước trong các lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực pháp luật hình sự cả Bộ luật hình sự năm 1985 trước đây và Bộ luật hình sự hiện hành đều có những quy định bảo vệ phụ nữ khi họ là nạn nhân của tội phạm cũng như khi họ là người phạm tội. Bộ luật hình .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.