TAILIEUCHUNG - Báo cáo "Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam "

Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam Các chuẩn mực đạo đức xã hội thường chỉ mang tính định hướng, sự nhận thức của mỗi người về các chuẩn mực đạo đức thường có sự khác nhau, vì vậy, xử sự của họ khó có thể thống nhất. Sự đánh giá về tính phù hợp hay không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội đối với hành vi cụ thể vì thế cũng không thể cố định | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl BẢN CHẤT PHÁP Ú CỦA VIỆC NUÔI CON NUÔI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM niệm chung về nuôi con nuôi Nuôi con nuôi có thể được hiểu theo hai góc độ Là sự kiện pháp lí hoặc là quan hệ pháp luật. Bài viết này đề cập việc nuôi con nuôi dưới góc độ là sự kiện pháp lí theo quy định của pháp luật Việt Nam. Với ý nghĩa là sự kiện pháp lí việc nuôi con nuôi bao gồm các sự kiện sau - Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi. Người nhận nuôi con nuôi phải thể hiện ý chí của mình về việc mong muốn nhận nuôi đứa trẻ và thiết lập quan hệ cha mẹ và con với đứa trẻ đó. Ý chí mong muốn đó của người nhận nuôi phải được thể hiện qua đơn xin nhận nuôi con nuôi - Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được cho làm con nuôi. Ý chí của những người này trong việc cho trẻ em làm con nuôi phải minh bạch và xuất phát từ sự tự nguyện thật sự của bản thân họ mà không có bất cứ sự tác động thúc ép dụ dỗ hứa hẹn hoặc một áp lực nào. Nói cách khác ý chí đó phải hoàn toàn độc lập. Nội dung của ý chí đó là đồng ý cho con mình làm con nuôi của người khác. Sự đồng ý đó có thể thể hiện bất cứ lúc nào nhưng nó chỉ có ý nghĩa sau khi đứa trẻ được sinh ra mà còn sống - Sự thể hiện ý chí của bản thân người con nuôi. Khoản 2 Điều 71 Luật HN GĐ năm 2000 quy định Việc nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của ThS. NGUyẾN PH-ƠNG LAN trẻ em đó . Trong trường hợp này đứa trẻ tuy chưa được coi có năng lực hành vi đầy đủ nhưng đã có khả năng nhận thức nhất định về cuộc sống có thể nhận biết và bày tỏ thái độ của mình mong muốn hay không mong muốn làm con nuôi người khác cũng như cảm nhận được sự an toàn hay không an toàn khi được cho làm con nuôi người khác khi phải thay đổi môi trường sống. Do đó pháp luật quy định đứa trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên có quyền thể hiện ý chí độc lập quyết định vấn đề có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mình sự đồng ý làm con nuôi của đứa trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên là điều kiện bắt buộc để việc nuôi con nuôi

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.