TAILIEUCHUNG - Báo cáo " DẠNG BỊ ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (2)"

Vấn đề câu bị động trong tiếng Việt Các quan niệm khác nhau vê câu bị động trong tiếng Việt Từ trước đến nay vấn đề dạng bị động nói chung và câu bị động trong tiếng Việt là một vấn đề gây nhiều sự tranh cãi nhất trong giới Việt ngữ học. Mặc dù hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng tiếng Việt không có dạng bị động với tư cách là một phạm trù hình thái học như trong các ngôn ngữ châu Âu, nhưng ý kiến của họ lại khác nhau khi. | DẠNG BỊ ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ CÂU BỊ ĐỘnG trong tiếng việt 2 Nguyễn Hồng Cổn Bùi Thị Diên đề câu bị động trong tiếng Việt Các quan niệm khác nhau vê câu bị động trong tiếng Việt Từ trước đến nay vấn đề dạng bị động nói chung và câu bị động trong tiếng Việt là một vấn đề gây nhiều sự tranh cãi nhất trong giới Việt ngữ học. Mặc dù hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng tiếng Việt không có dạng bị động với tư cách là một phạm trù hình thái học như trong các ngôn ngữ châu Âu nhưng ý kiến của họ lại khác nhau khi nói đến sự tồn tại của câu bị động trong tiếng Việt. Tựu trung có thể quy các ý kiến khác nhau về hai quan niệm phủ nhận và thừa nhận sự có mặt của câu bị động trong tiếng Việt. Quan niệm cho rằng tiếng Việt không có câu bị động Một số nhà nghiên cứu G. Cardier . Emeneau Trần Trọng Kim. cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập phân tích tính động từ tiếng Việt không có các chỉ tố đánh dấu về ngôi thời thức dạng. nên không tồn tại câu bị động như các ngôn ngữ biến hình tiếng Anh tiếng Pháp . . Để chuyển được một câu từ dạng chủ động sang dạng bị động thì các ngôn ngữ biến hình phải dùng đến sự biến đổi hình thái của động từ. Tiếng Việt vốn là một ngôn ngữ không có hiện tượng biến hình từ nên không thể đáp ứng được tiêu chí hình thái học khắt khe này của dạng bị động với tư cách là một phạm trù ngữ pháp. Chủ trương không có sự đối lập của dạng chủ động và bị động trong các ngôn ngữ này . Thompson 1965 217 cũng cho rằng những cấu trúc có được và bị chỉ là sự chuyển dịch tương đương từ những cấu trúc bị động trong ngôn ngữ Châu Âu. . Thompson gọi đó là cách diễn đạt bị động logic chứ không coi chúng là một phạm trù ngữ pháp tách biệt. Ngoài tiêu chí hình thái học một số tác giả còn dựa vào đặc điểm tiếng Việt là một ngôn ngữ thiên chủ đề chứ không phải thiên chủ ngữ để phủ nhận sự có mặt của phạm trù bị động trong tiếng Việt. Họ cho rằng trong các ngôn ngữ thiên chủ đề thì không thể xuất hiện bị động bởi bị động là đặc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.