TAILIEUCHUNG - Kinh nghiệm cải cách của Nhật Bản và việc xây dựng mô hình chính quyền địa phương ở Việt Nam

Trong suốt 100 năm qua, kể từ thời Minh Trị năm 1867, Nhật Bản đã tiến hành nhiều cuộc cải cách hệ thống chính quyền địa phương với mục đích xây dựng một hệ thống chính quyền địa phương hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Dưới thời Minh Trị, chính quyền địa phương được tổ chức theo mô hình tập trung quyền lực và hệ thống thứ bậc giống như mô hình của Đức và Pháp. | Kinh nghiệm cải cách của Nhật Bản và việc xây dựng mô hình chính quyền địa phương ở Việt Nam 1. Kinh nghiệm cải cách của Nhật Bản Trong suốt 100 năm qua kể từ thời Minh Trị năm 1867 Nhật Bản đã tiến hành nhiều cuộc cải cách hệ thống chính quyền địa phương với mục đích xây dựng một hệ thống chính quyền địa phương hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Dưới thời Minh Trị chính quyền địa phương được tổ chức theo mô hình tập trung quyền lực và hệ thống thứ bậc giống như mô hình của Đức và Pháp. Tuy nhiên mô hình chính quyền Nhật Bản đã chuyển sang thời kỳ mới khi Hiến pháp năm 1946 quy định nguyên tắc tự trị địa phương một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương. Trên cơ sở đó Luật Tự trị địa phương ban hành năm 1947 là văn bản pháp lý quan trọng quy định về tổ chức hoạt động chức năng và quyền hạn của các cơ quan ở địa phương. Theo quy định của Luật này chính quyền địa phương của Nhật Bản có một số đặc điểm chính như sau thứ nhất được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự trị địa phương. Nguyên tắc này đảm bảo quyền tự chủ của chính quyền địa phương khi thực hiên chức năng nhiệm vụ của mình cũng như hạn chế sự can thiệp của chính quyền trung ương vào các công việc của địa phương thứ hai mô hình chính quyền được tổ chức theo hai cấp Cấp vùng prefectures và cấp địa phương municipalities . Mỗi cấp gồm có hội đồng và cơ quan hành pháp được tổ chức theo nguyên tắc bầu cử trực tiếp thứ ba chức danh tỉnh trưởng governor và thị trưởng mayor được bầu cử trực tiếp thứ tư chính quyền địa phương bên cạnh việc thực hiện các thẩm quyền chung mà pháp luật đã quy định cụ thể thì còn được trao quyền thực hiện các hoạt động mà pháp luật chưa quy định nếu hoạt động đó là vì lợi ích của người dân địa phương. Quy định này tạo cho chính quyền địa phương sự chủ động sáng tạo và đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của nhân dân. Trong 100 năm qua các cuộc cải cách tiêu biểu của Nhật Bản về hệ thống chính quyền địa phương được thực hiện như sau a Cuộc cải cách thứ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.