TAILIEUCHUNG - KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - KHỐI NGÀNH KHÔNG CHUYÊN KINH TẾ - PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH KHÁNG - 6

Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân a) Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa Từ cuối thế kỷ thứ XVIII đến nay, trong lịch sử đã diễn ra các loại công nghiệp hoá khác nhau: Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Các loại công nghiệp hoá này, xét về mặt lực lượng sản xuất, khoa học và công nghệ là giống nhau. Song chúng có sự khác nhau về mục đích, về phương thức tiến hành, về sự chi phối của. | Chương IX Công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam I- Tính tất yếu và tác dụng của công nghiệp hóa hiện đại hóa 1. Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân a Khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa Từ cuối thế kỷ thứ XVIII đến nay trong lịch sử đã diễn ra các loại công nghiệp hoá khác nhau Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Các loại công nghiệp hoá này xét về mặt lực lượng sản xuất khoa học và công nghệ là giống nhau. Song chúng có sự khác nhau về mục đích về phương thức tiến hành về sự chi phối của quan hệ sản xuất thống trị. Công nghiệp hoá diễn ra ở các nước khác nhau vào những thời điểm lịch sử khác nhau trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau do vậy nội dung khái niệm có sự khác nhau. Tuy nhiên theo nghĩa chung khái quát nhất công nghiệp hoá là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp. Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại về công nghiệp hoá vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay Đảng ta nêu ra quan niệm về công nghiệp hóa hiện đại hóa như sau Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ phương tiện phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Quan niệm nêu trên cho thấy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta phải kết hợp chặt chẽ hai nội dung công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong quá trình phát triển. Quá trình ấy không chỉ đơn thuần phát triển công nghiệp mà còn phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Quá trình ấy không chỉ tuần tự trải qua các bước cơ giới hoá tự động .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.