TAILIEUCHUNG - LUẬN VĂN: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế

Kể từ khi ban hành và có hiệu lực Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 1987 đến nay, FDI đã góp phần đáng kể vào bổ sung nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, tăng xuất khẩu và giải quyết việc làm, trở thành nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở khu vực Đông Nam Á 1997 đã khiến cho lượng vốn FDI vào nước ta bị suy giảm mạnh, song thời gian gần đây, lượng vốn này đang có. | LUẬN VAN Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đảng ta đã khẳng định nguồn lực trong nước là chính nguồn lực bên ngoài giữ vai trò quan trọng. Thực tiễn các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thời gian qua cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế. Kể từ khi ban hành và có hiệu lực Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 1987 đến nay FDI đã góp phần đáng kể vào bổ sung nguồn vốn chuyển giao công nghệ tăng xuất khẩu và giải quyết việc làm trở thành nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế -xã hội đất nước. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực Đông Nam Á 1997 đã khiến cho lượng vốn FDI vào nước ta bị suy giảm mạnh song thời gian gần đây lượng vốn này đang có xu hướng gia tăng theo báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài năm 2008 sau 2 năm gia nhập WTO Việt Nam đã đạt kỷ lục trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài kể từ trước tới nay với 64 tỷ USD vốn đăng ký gấp 3 lần so với năm 2007. Điều này chứng tỏ có một sự chuyển biến đáng kể trong tâm lý các nhà đầu tư nước ngoài về tiềm năng và môi trường đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên Việt Nam có 63 tỉnh thành phố với những đặc thù khác nhau do đó lượng vốn FDI phân bổ vào các địa phương không đều. Đồng thời mức độ phát huy tác động cũng không giống nhau bên cạnh những tác động tích cực thì FDI cũng đã và đang thể hiện những ảnh hưởng không mong muốn do đó vẫn đề bức xúc đặt ra không những chỉ là tăng cường thu hút FDI mà còn là làm sao để FDI phát huy được những tác động tích cực giảm thiểu những tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Thừa Thiên - Huế được xác định là cực phát triển kinh tế quan trọng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.