TAILIEUCHUNG - Giáo trình Điều trị học nội khoa (Tập I): Phần 2

Nối tiếp phần 1, phần 2 của giáo trình "Điều trị học nội khoa (Tập I)" tiếp tục trình bày các nội dung về điều trị bệnh khớp - rối loạn chuyển hóa và bệnh mô liên kết, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, điều trị bệnh nội tiết - chuyển hóa, bướu tuyến giáp đơn thuần, bệnh Basedow, bệnh mắt do Basedow,. . | Giáo trình Điều trị học nội khoa (Tập I): Phần 2 Chương III ĐIỀU TRỊ BỆNH KHỚP - RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ VÀ BỆNH MÔ LIÊN KẾT 210 THẤP TIM 1. Đại cương. Thấp tim là bệnh có biểu hiện ở mô liên kết viêm cấp tính sau viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn bêta tan máu nhóm A. Bệnh có cơ chế tự miễn dịch tự miễn gây tổn thương ở nhiều cơ quan: khớp, tim, hệ thần kinh, mô dưới da, mạch máu. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 7 - 15 tuổi, đợt thấp đầu tiên ít khi xảy ra trước 4 tuổi và sau 40 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi trẻ em của một số nước như sau: + Ở các nước châu Phi: 5,1 - 15%. + Ở các nước châu Á: 2,7 - 6 %. + Ở Nhật: 0,1%. + Ở Mỹ: 0,2%. + Ở Việt Nam: 2,2 - 9,4% (1988). Thấp tim diễn biến cấp tính ở khớp, thường không để lại di chứng tại khớp, nhưng lại để lại tổn thương nặng nề ở tim, bệnh van 2 lá chiếm tới 70 - 80% các trường hợp, van động mạch chủ gặp ở 30%, bệnh van động mạch phổi chiếm 5%, van 3 lá ít gặp hơn: gọi bệnh van tim do thấp. 2. Bệnh sinh. + Viêm họng do liên cầu khuẩn bêta tan máu nhóm A là tác nhân có liên quan đến khởi phát và tái phát thấp tim. + Bệnh có cơ chế tự miễn dịch do cơ thể sinh kháng thể chống lại tế bào cơ tim với một số lý do sau: - Có sự giống nhau giữa nhóm carbonhydrat của liên cầu khuẩn bêta tan máu nhóm A và thành phần glycoprotein của van tim. - Có sự giống nhau của màng tế bào vi khuẩn (protein M) và màng tế bào, màng các tiểu thể của tế bào cơ tim người. + Tổn thương mô van tim do thấp: - Giai đoạn cấp: van tim bị viêm, lắng đọng fibrin, phù nề, có hình ảnh hạt Aschoff (+). 211 - Giai đoạn sau thấp tim: van tim xơ dày, co rút, bề mặt xù xì, dính các mép van, vôi hóa các mép van, dây chằng, ngắn lại dính thành 1 khối. 3. Lâm sàng và cận lâm sàng. . Lâm sàng: Đây là bệnh có tổn thương nhiều cơ quan. + Viêm tim: có thể biểu hiện viêm tim toàn bộ (màng trong tim, màng ngoài tim, cơ tim). Có thể chỉ biểu hiện viêm của màng trong tim, cơ tim Viêm cơ tim do thấp có các

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.