TAILIEUCHUNG - Nhân cách và định hướng nội dung giáo dục nhân cách học sinh phổ thông

Bài viết phân tích các khái niệm, định nghĩa và các cấu trúc nhân cách trong tâm lí học; khái quát những thành tựu hiện có theo tiếp cận hệ thống. Từ đó đề xuất định nghĩa và cấu trúc nhân cách theo quan điểm động và mở với nền tảng là các yếu tố tự nhiên và văn hóa của nhân cách, còn hạt nhân của nó là cái Tôi. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 18-27 This paper is available online at NHÂN CÁCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG GIÁO DỤC NHÂN CÁCH HỌC SINH PHỔ THÔNG Phan Trọng Ngọ Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo phân tích các khái niệm, định nghĩa và các cấu trúc nhân cách trong tâm lí học; khái quát những thành tựu hiện có theo tiếp cận hệ thống; từ đó đề xuất định nghĩa và cấu trúc nhân cách theo quan điểm động và mở với nền tảng là các yếu tố tự nhiên và văn hoá của nhân cách; còn hạt nhân của nó là cái Tôi. Một quan niệm như vậy, gợi ra nội dung giáo dục nhân cách tập trung vào các yếu tố tầng sâu và cốt lõi là giáo dục lương tâm, lí tưởng và cái Tôi của nhân cách - những vấn đề ít được coi trọng trong thực tiễn hiện nay. Từ khóa: Nhân cách, khái niệm nhân cách, cấu trúc nhân cách, cái Tôi, ý thức bản ngã, giáo dục nhân cách. 1. Mở đầu Chú trọng giáo dục nhân cách học sinh là quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, được thể hiện trong Nghị Quyết 29/ về đổi mới giáo dục và đào tạo [1]. Đồng thời được nhấn mạnh trong chương trình giáo dục phổ thông mới [2]. Muốn vậy cần xác lập cơ sở khoa học cho hoạt động giáo dục nhân cách học sinh phù hợp và hiệu quả. Trong khi đó, nhân cách hiện là vấn đề rất phức tạp [3] và hiện có nhiều ý kiến khác nhau [4]. . Hergenhahn đã xác lập 150 nhà tư tưởng, nhà tâm lí học phương Tây có thành tựu nghiên cứu về nhân cách [5]. Trong một tài liệu, Nguyễn Thơ Sinh đã giới thiệu 22 lí thuyết tâm lí về nhân cách [6]. Leslie Stevenson và cộng sự, phân tích các di sản văn hóa từ cổ đến hiện đại và đã chọn lọc, phân tích 12 học thuyết điển hình về nhân cách, từ Khổng Giáo, Ấn Độ Giáo, Platon, Aristoteles đến Darwin, Freud hay Sartre [7]. Trong tài liệu "Các lí thuyết nhân cách", Duane P. Schultz, Sydney Ellen Schultz đã giới thiệu 21 lí thuyết [8]. Barry D. Smith - Harold J. Vetter, phân tích 19 học thuyết về

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.