TAILIEUCHUNG - Quốc lộ 3 thời Pháp thuộc (1897-1945)

Quốc lộ 3 (hay đường 3) bắt đầu từ Hà Nội, chạy qua Thái Nguyên và Bắc Kạn lên Cao Bằng. Đường 3 có vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của khu vực Đông Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Quốc lộ 3 thời thuộc Pháp (1897 - 1945) được gọi là đường thuộc địa số 3 (Route coloniale No3) – Một trong những tuyến đường thuộc địa Pháp mở nhằm phục vụ mục đích cai trị và khai thác thuộc địa Việt Nam. | Nguyễn Thị Hòa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 203 - 208 QUỐC LỘ 3 THỜI PHÁP THUỘC (1897 - 1945) Nguyễn Thị Hòa* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Quốc lộ 3 (hay đường 3) bắt đầu từ Hà Nội, chạy qua Thái Nguyên và Bắc Kạn lên Cao Bằng. Đường 3 có vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của khu vực Đông Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Quốc lộ 3 thời thuộc Pháp (1897 - 1945) được gọi là đường thuộc địa số 3 (Route coloniale No3) – Một trong những tuyến đường thuộc địa Pháp mở nhằm phục vụ mục đích cai trị và khai thác thuộc địa Việt Nam. Trên cơ sở tuyến đường từ kinh thành Thăng Long tới châu Quảng Uyên (Cao Bằng) đã có từ các triều đại phong kiến Việt Nam, Pháp mở rộng, nâng cấp chất lượng tuyến đường thành đường thuộc địa. Đường thuộc địa số 3 được Pháp cải tạo, duy tu và xây dựng từ cuối thế kỉ XIX. Từ năm 1912, được sự đầu tư của ngân sách Đông Dương của Pháp, đường thuộc địa số 3 nhanh chóng được mở rộng và trải nhựa. Tuyến đường đảm bảo cho các hoạt động giao thông vận tải trong khu vực chạy qua và kết nối với các tuyến đường khác ở khu vực Đông Bắc, các khu vực khác trên cả nước qua trung tâm Hà Nội có vai trò và tác động hai mặt đối với nước ta và Pháp. Từ khóa: Quốc lộ 3, đường thuộc địa số 3, Hà Nội – Cao Bằng, Pháp thuộc, 1897-1945 MỞ ĐẦU* Sau gần 30 năm chiến tranh, với Hiệp ước Patơ-nốt (1884), thực dân Pháp đã buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng và thừa nhận nền bảo hộ của chúng ở Việt Nam. Trước sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta, phải đến năm 1897, Pháp mới cơ bản hoàn thành công cuộc bình định nước ta về quân sự. Từ đây, thực dân Pháp nhanh chóng và thực sự bắt tay vào tổ chức việc cai trị, khai thác thuộc địa Đông Dương. Trong mục tiêu xâm lược của thực dân Pháp, Việt Nam không chỉ là một thuộc địa béo bở vào hạng nhất ở Đông Nam Á, mà còn là một bàn đạp để xâm nhập Trung Quốc và thôn tính Đông Dương và tiến xa hơn để thiết lập một vùng thuộc địa rộng lớn trên bán đảo Trung - Ấn. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.