TAILIEUCHUNG - Tuyển chọn giống lúa (Oryza sativa L.) chịu mặn sodic cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đề tài với mục tiêu đánh giá khả năng chống chịu mặn giai đoạn mạ của các giống/dòng lúa với các nồng độ 15, 19, 22 dSm, theo dõi ngày, cho đến khi giống chuẩn nhiễm IR28 chết hoàn toàn (cấp 9) và đánh giá theo tiêu chuẩn (SES). bài viết. | Khoa học Nông nghiệp Tuyển chọn giống lúa (Oryza sativa L.) chịu mặn sodic cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long Trần Thị Phương Thảo*, Võ Công Thành, Quan Thị Ái Liên, Đái Phương Mai, Đặng Thị Ngọc Nhiên, Huỳnh Văn Toàn, Trần Ngọc Sơn, Nguyễn Hoài Thanh, Phạm Vũ Khương Duy, Phan Thị Anh Thơ Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ Ngày nhận bài 6/8/2018; ngày chuyển phản biện 10/8/2018; ngày nhận phản biện 10/9/2018; ngày chấp nhận đăng 14/9/2018 Tóm tắt: Xuất phát từ nhu cầu cung cấp giống lúa chịu mặn tốt, thích hợp cho mô hình tôm - lúa trên nền đất mặn kiềm (sodic) vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 4 giống/dòng lúa mới (D1-1, LSĐB D4, LSĐB D6, NQBĐB) cùng với IR28 (chuẩn nhiễm), lúa Sỏi (chuẩn kháng) và đối chứng địa phương OM6677 đã được thử nghiệm tính chống chịu mặn trong điều kiện phòng thí nghiệm và thực tế ngoài đồng: (1) Trong điều kiện phòng thí nghiệm, các giống/dòng lúa được thử nghiệm trong dung dịch dinh dưỡng mặn vào giai đoạn mạ ở các nồng độ mặn 15, 19 và 22 dSm-1 (tương đương với 9-14‰); đồng thời kết hợp nghiên cứu giải phẫu hình thái rễ và điện di protein SDS-PAGE trên rễ và lá của các giống/dòng này đề tìm ra sự khác biệt giữa giống chịu mặn và giống nhiễm mặn; (2) Các giống/dòng lúa chịu mặn trong điều kiện phòng thí nghiệm được tiếp tục thử nghiệm thực tiễn trên đồng ruộng qua một vụ. Kết quả cho thấy, 4 giống/dòng trên đều có khả năng chịu mặn tốt ở giai đoạn mạ (15-19 dSm-1), kết quả được ghi nhận khi giống đối chứng nhiễm IR28 chết (cấp 9) sau 7-12 ngày thử nghiệm. Riêng hai dòng D1-1 và NQBĐB có khả năng chịu mặn giai đoạn mạ cao (19 dSm-1). Trên nền đất mặn sodic (độ dẫn điện ECe>4 mScm-1, tỷ lệ natri hấp thu SAR>13, tỷ lệ natri trao đổi ESP>15), hai dòng lúa vẫn cho năng suất trên 1 tấn/ha. Từ khóa: đất mặn, lúa chịu mặn, sodic. Chỉ số phân loại: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Đặt vấn đề Vùng trồng lúa bị nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ước khoảng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.